Nhận biết các tư thế đúng qua hình ảnh mẹ cho con bú

Nhan Biet Cac Tu The Dung Qua Hinh Anh Me Cho Con Bu Ccumw 1578744973

Nhận biết các tư thế đúng qua hình ảnh mẹ cho con bú

Với những người làm mẹ lần đầu, nuôi con bằng sữa mẹ là một điều khó khăn, điển hình nhất là tư thế cho bé bú cũng khiến các mẹ lúng túng vì chưa có kinh nghiệm. Các hình ảnh mẹ cho con bú sẽ là phương pháp dễ tiếp thu nhất.

Theo các bác sĩ, có 4 tư thế cho bé bú phổ biến nhất là tư thế bế ru thuận tay, bế ru ngược tay, tư thế ôm trái banh và tư thế nằm nghiêng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho bé một tư thế bú phù hợp.

1. Tư thế bế ru thuận tay

Ở tư thế này, mẹ để bé nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru con ngủ. Ngoài hình ảnh mẹ cho con bú, trên thực tế, bế ru thuận tay là tư thế cho bé bú phổ biến nhất và cũng dễ học nhất.

Nhận biết các tư thế đúng qua hình ảnh mẹ cho con bú 1Tư thế này, mẹ để bé nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru con ngủ

Để cho bé bú ở tư thế bế ru thuận tay, theo hình ảnh mẹ cho con bú, mẹ thực hiện theo các bước sau:

– Nếu mẹ cho bé bú vú bên trái thì dùng tay trái để bế bé, ngược lại nếu mẹ cho bé bú bên phải thì dùng tay phải bế bé sao cho toàn bộ thân và đầu của con đều nằm trên đường thẳng.

– Để mặt con đối diện với núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ.

– Cho bé ngậm bắt núm vú.

2. Tư thế bế ru ngược tay

Tư thế này rất phù hợp với những trẻ sinh non, lực mút yếu. Ở tư thế bế ru ngược tay, quan sát hình ảnh mẹ cho con bú, bé sẽ bú mẹ dễ dàng hơn và ngậm bắt núm vú được lâu hơn.

Mẹ thực hiện như sau:

– Ngược lại với tư thế bế ru ngược tay, nếu mẹ cho bé bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế con, còn nếu cho bé bú vú bên phải thì dùng tay trái để bế con, tay còn lại giữ đầu bé.

– Để mặt con đối diện với núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ.

– Cho bé ngậm bắt núm vú.

3. Tư thế ôm trái banh

Tư thế cho bé bú ôm trái banh hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt vào trong, bầu vú lớn hoặc phản xạ xuống sữa quá mạnh. Với những mẹ sinh mổ, đây cũng là tư thế bú rất tốt vì em bé sẽ không đè lên vết mổ của mẹ.

Nhận biết các tư thế đúng qua hình ảnh mẹ cho con bú 2Hình ảnh mẹ cho con bú ôm trái banh hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt vào trong

Giống như hình ảnh mẹ cho con bú kiểu này, mẹ thực hiện tư thế ôm trái banh như sau:

– Mẹ đặt con nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải mẹ sao cho đầu con ngang tầm với núm vú.

– Nếu bé bú bên trái thì mẹ dùng bàn tay trái đỡ đầu và gáy của con. Ngược lại bé bú bên phải thì mẹ dùng bàn tay phải đỡ đầu và gáy của con.

– Để con ngậm bắt núm vú.

4. Tư thế nằm nghiêng

Một cách cho con bú khác là áp dụng tư thế nằm nghiêng thích hợp cho những mẹ cho con bú vào ban đêm, mẹ sinh mổ hoặc mẹ muốn nghỉ ngơi một chút cho con bú.

Những sai lầm cần tránh khi cho con bú:

Để bé ngậm mỗi đầu ti khi bú là một trong những tư thế cho con bú sai mà các mẹ nên tránh. Vì tư thế cho con bú này sẽ khiến bé cố hút và cắn chặt vào ti mẹ, khiến sữa không thể thoát ra và cũng làm mẹ cảm thấy đau. Bé gắng sức nhưng lại không mút được nhiều sữa, sẽ dẫn đến chán bú và ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, mẹ có nguy cơ bị dứt sữa sớm.

Tư thế cho con bú đúng là phải để bé ngậm trọn đầu ti của mẹ

Bắt chước các hình ảnh mẹ cho con bú, Các mẹ cũng nên chú ý đến việc đảm bảo đầu, cổ của con thẳng hàng. Rất nhiều mẹ chỉ bế mỗi phần đầu còn phần thân thì bế lỏng lẻo, hoặc bế con nằm ngửa và quay mặt của con vào quầng vú… Điều này khiến cổ của bé bị trẹo, rất khó nuốt sữa, bé sẽ mệt mỏi và quấy khóc nhiều. Lâu dài, con sẽ chán bú và bỏ bú khi tư thế cho con bú của mẹ không đúng.

Nhận biết các tư thế đúng qua hình ảnh mẹ cho con bú 3Phải để bé ngậm trọn đầu ti của mẹ

Nhận biết bé ngậm ti mẹ đúng cách

– Nếu mẹ bị đau thì có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn chưa ngậm ti mẹ đúng cách. Nhẹ nhàng chèn ngón tay mẹ vào giữa miệng bé và ti mẹ để điều chỉnh. Sau đó, thử một lần nữa.

– Nếu em bé gần như mút ti mẹ ngay lập tức thì đây là dấu hiệu tốt. Trong khi bé ti mẹ, bạn có thể nhận thấy những thay đổi ở lực mút của bé: mút ngắn, nhanh – mút chậm, sâu. Bé có thể tạm dừng một vài lần trong khi ti mẹ và tiếp tục mút lại mà mẹ không cần dỗ bé.

Quan sát hình ảnh mẹ cho con bú, nếu bé chỉ mút một ít rồi ngủ thì có khả năng, bé chưa ngậm ti mẹ đúng cách.

Bạn cũng có thể quan sát quầng vú, bạn sẽ thấy quầng vú phía môi trên của bé bao giờ cũng rộng hơn phần ở môi dưới.

– Khi bé bắt đầu bú, bé trở nên thư giãn và thoải mái cho đến khi bú no. Nếu bé chưa bú một mạch còn ngọ nguậy thì, có lẽ là do bé chưa bám ti mẹ tốt. Bạn có thể cho bé tạm ngừng bú ít chút khi sữa đang chảy nhanh để bé không hít phải nhiều hơi.

– Bé vui vẻ khi kết thúc hoặc không khó chịu khi mẹ rút ngực lại. Hãy quan sát đầu ti mẹ cuối cữ bú. Nếu đầu ti bị ép bẹp thì có khả năng, bé ngậm ti mẹ chưa đúng cách.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *