Nhận biết biểu hiện của bại não múa vờn và cách điều trị
Phát hiện những biểu hiện của bại não múa vờn sẽ giúp người thân của người bệnh có hướng điều trị phục hồi chức năng sớm!
1. Các thể của bại não
Bệnh bại não ở trẻ em gồm có 3 thể bệnh chính:
Bại não thể liệt cứng:
- Chiếm 70-80% tổng số các trường hợp bại não.
- Biểu hiện đặc trưng bởi sự co cứng của các cơ khối cơ, cử động khó khăn.
- Có thể kèm liệt, thường là liệt 2 chi dưới, hoặc liệt nửa người (tay nặng hơn chân), nặng thì liệt cứng tứ chi. Ở những bệnh nhân liệt cứng tứ chi, bệnh nhân thường có đi kèm với sự chậm phát triển về trí tuệ.
Bại não múa vờn hay loạn động:
- Chiếm 15-20% tổng số bệnh nhân bại não.
- Bại não thể múa vờn có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể trẻ. Đặc trưng của thể này là sự thay đổi về trương lực cơ (lúc tăng lúc giảm thất thường).
- Có những cử động chậm, xoắn hoặc nhanh của bàn chân bàn tay, cánh tay và các cơ ở mặt. Đó là các cử động lộn xộn và không có chủ đích.
- Khả năng giữ thăng bằng kém, dễ ngã.
- Dấu hiệu rung giật và múa vờn, có thể có động kinh và các rối loạn nhai nuốt.
Bại não thể thất điều:
- Chiếm 5-10% tổng số các bệnh nhân bị bệnh bại não.
- Thể đặc trưng bởi những vấn đề về cân bằng và phối hợp.
- Đi không vững, loạng choạng, vận động đi lại khó khăn.
- Khó cầm nắm, khó chạm hai tay vào nhau.
- Mắt chuyển động chậm, khó khăn trong giao tiếp.
- Rung chi biên độ nhỏ và chậm.
- Rối loạn vận động về biên độ, nhịp độ và độ chính xác.
2. Những biểu hiện của bại não múa vờn
Trương lực cơ thay đổi lúc tăng lúc giảm ở tứ chi
Biểu hiện của bại não múa vờn đầu tiên chính là các lực căng cơ thay đổi thất thường. Dẫn tới tình trạng không thể kiểm soát được các vận động nên trẻ sẽ có xu hướng cử động nhanh hoặc chậm, đôi khi bị giật.
Giảm khả năng vận động thô
Vận động thô nhờ vào các nhóm cơ lớn của cơ thể. Vận động thô chính là việc kiểm soát một số bộ phận cơ thể trong các hoạt động: đi lại, chạy nhảy, ngồi xuống, đứng lên, nắm bắt, đi thăng bằng,… Đối với các trẻ bị bại não múa vờn, các vận động này trở nên khó khăn hơn.
Điều này làm cản trở việc mạng lưới thần kinh não được hoàn thiện. Khiến các hoạt động tinh thần của trẻ không được củng cố. Một số bệnh như béo phì, đột quỵ, đau tim có nguy cơ trẻ sẽ mắc phải khi giảm khả năng vận động thô.
Có các vận động không hữu ý
Biểu hiện của bại não múa vờn tiếp theo chính là trẻ sẽ không kiểm soát được các hành động của mình. Những hành động đôi khi xảy ra một cách tự nhiên và vô ý như: thường xuyên há mồm, đầu cổ khó kiểm soát, cử động múa vờn các ngón tay, ngón chân, dãi chảy nhiều,…
Rung giật, múa vờn
Đây là biểu hiện của bại não múa vờn do việc tổn thương hệ ngoại tháp. Ngoại tháp chính là phần tế bào thần kinh tại đáy não. Tế bào này kết hợp với tiểu não để tác động lên tế bào vận động. Thế nên, nếu như ngoại tháp tổn thương sẽ gây ra các rối loạn vận động. Khiến trẻ bị tay chân bủn rủn, đi lại chậm chạp hay múa giật,…
Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương
Phản xạ của những đứa trẻ mắc bại não thể múa vờn khá thất thường. Đôi khi trẻ có thể kiểm soát được các vùng phản xạ của mình.
Đôi khi, ở những bộ phận tăng trương lực cơ, khiến cơ bị co, kể cả khi di chuyển hay không có ngoại lực tác động lên vùng phản xạ. Cho nên cha mẹ phải chú ý biểu hiện của bại não múa vờn này nhé.
Có các phản xạ nguyên thuỷ
Đây có lẽ là biểu hiện của bại não múa vờn nói chung. Các phản xạ nguyên thủy như: mút tay, nghẹo cổ, nuốt, giật mình, nháy mắt, … vẫn còn xuất hiện. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết, một phần não của trẻ đã tổn thương, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương.
Không có teo cơ, ít co rút tại các khớp
Việc rối loạn dinh dưỡng cơ cũng sẽ gặp phải ở các trẻ bị bại não và là biểu hiện của bại não múa vờn. Các cơ có thể bị phình to hơn bình thường, hiện tượng căng cơ xuất hiện thường xuyên. Khiến cho việc đi lại và vận động cầm nắm thường này của trẻ trở nên khó khăn.
Rối loạn điều hoà cảm giác
Các trẻ sẽ có biểu hiện phản ứng thấp hay quá mức so với ngưỡng thông thường dành cho các giác quan. Trẻ sẽ không có những phản ứng phù hợp với hoàn cảnh như những đứa trẻ thông thường.
Ví dụ như, có những trẻ bị ngã, bị đánh nhưng không có phản ứng đau, ngược lại một số lại phản ứng khá dữ dội dù chỉ bị ngã nhẹ.
Có thể bị liệt
Khi các tín hiệu vận động từ não không còn truyền tới các cơ, hiện tượng liệt xảy ra. Biểu hiện của bại não múa vờn này là trẻ rất có thể bị liệt hai chi dưới, tứ chi hay nửa người. Điều này gây khá nhiều khó khăn trong việc điều trị phục hồi.
Động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao
Các tổn thương não không chỉ ảnh hưởng đến các chức năng về vận động mà nó còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh, các giác quan của trẻ.
Trẻ có biểu hiện của bại não múa vờn có nhiều hành vi lạ, bị rối loạn hoặc không kiểm soát hành vi. Một phần có thể còn do chứng tăng bilirubin máu. Tuy nhiên, trẻ bại não múa thể vờn đôi khi cũng có trí thông minh hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác.
3. Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ bại não thể múa vờn
Quan sát các biểu hiện của bại não múa vờn trên, cha mẹ nên tuân theo các nguyên tắc điều trị của bác sĩ để phục hồi chức năng cho con:
Nguyên tắc điều trị
- Tập các bài tập làm tăng cường trương lực cơ ở một số nhóm cơ chính, giảm và hạn chế các vận động không chủ đích.
- Phá vỡ và ức chế các phản xạ nguyên thủy như duỗi chéo, nâng đỡ hữu hiệu.
- Tập vận động cho trẻ theo các mốc vận động thô của cơ thể theo thứ tự từ trước đến sau bao gồm: kiểm soát đầu cổ, lẫy, ngồi, quỳ, bò, đứng rồi đi đến chạy.
- Tạo thuần các vận động và kích thích phát triển vận động thô cho trẻ theo đúng các mốc vận động lẫy, ngồi, bò, quỳ đứng và đi.
- Rèn cho trẻ tăng khả năng độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh…
- Tạo môi trường và kích thích cho trẻ giao tiếp sớm, dần phát triển ngôn ngữ tư duy.
Bại não thể múa vờn gây ra những hành vi lộn xộn, không chủ đích ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Cần được phát hiện sớm các biểu hiện của bại não múa vờn để điều trị kịp thời, đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của trẻ.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.