Nguyên nhận khiến trẻ bị sún răng

Nguyen Nhan Khien Tre Bi Sun Rang Ijnkd 1584504867

Nguyên nhận khiến trẻ bị sún răng

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng có nhiều nên cha mẹ cần nhận biết và phòng ngừa, tập trung điều trị khi con có biểu hiện bị sún răng.

Sún răng là gì?

Cấu tạo của răng sẽ bao gồm lớp vỏ cứng nằm bên ngoài rồi tới lớp men răng và sau đó là ngà răng. Tuy nhiên, lớp men răng và ngà răng của con thường tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và khá nhạy cảm nên dễ bị sâu, tổn thương.

Khi men răng bị tổn thương sẽ khiến răng sữa dần bị mủn rồi tiêu đi, từ đó làm giảm thể tích thân răng của bé và tình trạng này được gọi là bị sún răng.

Nguyên nhận khiến trẻ bị sún răng 1

Khi men răng bị tổn thương sẽ khiến răng dần bị mủn đi rồi tiêu đi và gây rụng răng, sún răng

Tuy sún răng không gây cảm giác đau nhức cho trẻ và chỗ bị sún thường nông, không sâu như lỗ răng bị sâu nhưng lại tạo diện tích rộng, màu đen hoặc nâu.

Sún răng dễ tiến truyền nhanh chóng tới các răng khác nếu cha mẹ không kiểm soát ngay. Cuối cùng, hàm răng con chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần như tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi và ảnh hưởng tới hoạt động nhai nuốt, giao tiếp của trẻ.

Nguyên nhân gây sún răng của con

Các nghiên cứu chỉ ra: sâu, sún răng thường xuất phát từ 3 yếu tố gây bệnh bao gồm vi khuẩn, chất đường và thời gian vi khuẩn bám trên răng con ở lớp mảng bám.

Do bé ăn nhiều đồ ngọt

Do các bé có thói quen thích ăn các loại thực phẩm ngọt. Vi khuẩn có trong răng thường sử dụng đường để tạo ra các mảng bám răng. Chúng lên men đường tạo ra axit rồi ăn mòn các chất vô cơ ở men răng, từ đó làm ngà răng, sâu răng.

Nguyên nhận khiến trẻ bị sún răng 2

Do các bé thích ăn các loại thực phẩm ngọt nhưng mẹ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé gây nên sún răng

Như vậy, khi các bé ăn uống đồ ngọt hay các loại thực phẩm chứa đường lớn mà không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng trẻ.

Do môi trường Axit trong miệng

Răng bé còn dễ dàng bị ăn mòn do môi trường axit trong miệng, trong đó các mô cứng của răng bị ăn mòn hóa học bởi các axit ngoại sinh hoặc nội sinh gây ra với một quá trình không có mặt của vi khuẩn.

Các axit ngoại sinh trong chế độ ăn uống của con bao gồm: axit citric, axit photphoric, axit ascorbic, axit malic, axit tartaric và axit cacbonic đã được tìm thấy trong nhiều loại trái cây cũng như nước ép trái cây và cả đồ uống có ga và dấm.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, thường xuyên cho bé uống nước ép trái cây, đồ uống có ga hay đồ uống thể thao, dưa chua có dấm và các loại trái cam giống cam quýt mọng nước thì sự ăn mòn răng của con sẽ ngày càng tăng.

Một số nguyên nhân gây sún răng khác

  • Bé bị sún răng toàn hàm bởi chế độ dinh dưỡng của con bị thiếu các chất như canxi, flour nên răng con mỏng, từ đó bé dễ bị tổn thương.
  • Mẹ khi đang mang thai sử dụng các thuốc kháng sinh như Tetracycline hay Doxycycline khiến con sinh sau này răng sẽ phát triển không tốt cũng như chất lượng men răng kém, độ cứng thấp nên răng dễ bị tổn thương.
  • Cách chăm sóc răng miệng cho con không đúng cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào và tấn công men răng và gây sún răng.
  • Trẻ mắc bệnh vàng da cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới men răng.

Tác hại khi trẻ bị sún răng

Thông thường, bé sẽ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 5 tới 6 tuổi và rụng chiếc răng sữa cuối cùng từ 12 tới 13 tuổi.

Như quá trình bình thường diễn ra là cứ mỗi chiếc răng sữa rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế trong vòng tối đa 6 tới 12 tháng. Nếu bé bị sún răng sớm hơn so với quá trình mốc thời gian nói trên thì trong một khoảng thời gian trẻ sẽ không có răng thay thế sau khi mất răng và sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống, tiêu hóa và phát âm.

Không chỉ vậy, khi răng sữa bị sún thì chúng còn mang trên mình những vi khuẩn có hại và không chỉ ảnh hưởng đến chính tại răng đó mà còn tác động xấu tới răng vĩnh viễn sau này và lợi.

 Đồng thời, khi răng sún con bị mòn dần, phần tủy răng sẽ bị hở và ngà răng sữa lộ ra. Lúc này con sẽ cảm thấy khó chịu, bắt đầu đau nhức khi ăn uống và dễ quấy khóc, biếng ăn. Từ đó, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.

Nguyên nhận khiến trẻ bị sún răng 3

Khi răng sún con sẽ cảm thấy khó chịu, bắt đầu đau nhức khi ăn uống và bỏ ăn

Ngoài ra, khi răng con bị mòn nhất là ở hàm răng cửa thì ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì nó còn khiến bé có nguy cơ bị nói ngọng sau này.

Thực tế đã cho thấy nhiều bé bị sún răng nặng giai đoạn tập nói sẽ khó phát âm chuẩn, thường nói ngọng hơn những bé có hàm răng khỏe mạnh. Điều này khiến con mất tự tin, nói chuyện lí nhí và ngại giao tiếp sau này với mọi người xung quanh.

Đặc biệt, tình trạng sún răng của bé còn có thể làm thay đổi quá trình mọc răng chuẩn của bé và dẫn tới những sai lệch của răng vĩnh viễn sau này. Nguyên nhân bởi khi răng bị sún, hỏng sớm thì lợi sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn kịp mọc tại vị trí này. Khi răng vĩnh viễn mọc lên cũng sẽ gặp nhiều khó khan và có thể mọc lệch làm mất thẩm mỹ và gây đau đớn cho con.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng sún răng ở con. Do đó, cha mẹ cần nhận biết, nắm rõ các cách phòng ngừa sún răng để giảm thiểu tối đa tình trạng này, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bé nhé.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *