Nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn và cách khắc phục

Nguyen Nhan Khien Rang Sua Cua Be Bi Mun Va Cach Khac Phuc Drkxy 1582544603

Nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn và cách khắc phục

Tình trạng răng sữa của bé bị bủn là do lớp mô bao phủ bên ngoài (men răng) đã bị phá hủy rất nghiêm trọng. Nó khiến bé cảm thấy đau nhức và cực kì khó chịu đặc biệt là khi ăn uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân cũng như biết cách khắc phục răng sữa bị bủn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa ở trẻ là răng chưa được hoàn thiện nên lớp ngà và men răng của trẻ còn rất mỏng và yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ khiến răng dễ dàng bị mủn hơn so với người lớn. Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng răng sữa của bé bị mủn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là do một số nguyên nhân dưới đây:

– Do vi khuẩn tấn công: Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mủn răng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào răng theo nhiều con đường và khi tấn công vào răng sẽ khiến men răng bị phá hủy gây nên tình trạng mủn răng, sâu răng. 

– Do bé hay bú đêm: Bú đêm là thói quen của hầu hết các bé trong giai đoạn mọc răng sữa. Tuy nhiên, nếu sau khi bú xong mà không được súc miệng lượng sữa còn đọng lại sẽ được nhanh chóng chuyển hóa thành acid phá hủy men răng. Lâu dần sẽ dễ khiến răng sữa của bé bị bủn. 

– Do trẻ ăn và uống nhiều thực phẩm có đường và tinh bột: Việc ăn quá nhiều đồ ăn thức uống có chứa đường, bánh kẹo ngọt…cũng sẽ khiến răng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công, phá hủy mô răng, từ đó dễ dẫn đến tình trạng răng bị mủn. Nếu không xử lý kịp thời thì răng có thể bị rụng đi. 

– Do chăm sóc răng miệng chưa được tốt: Hàng ngày răng của bé phải tiếp xúc với nhiều loại thức ăn, mà vi khuẩn có thể sinh sôi sau nửa tiếng. Vì vậy, nếu mẹ không cho con vệ sinh thường xuyên và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng bị tấn công khiến răng của bé bị mủn. 

– Răng sữa của bé bị mủn có thể do thiếu canxi và fluor: Fluor và canxi là 2 thành phần quan trọng trong việc hình thành men răng, giúp răng phát triển chắc khỏe. Nếu thiếu 2 thành phần này có thể gây ra tình trạng răng mọc chậm, thiếu men răng khiến răng bị yếu đi và dễ bị rụng. 

– Một trong những nguyên nhân nữa là do quá trình mang bầu mà mẹ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh có chứa Tetracyclin cũng sẽ khiến răng con dễ mủn và xỉn màu hơn.

nguyen-nhan-khien-rang-sua-cua-be-bi-mun-va-cach-khac-phuc

Tình trạng răng sữa của bé bị mủn

Cách khắc phục răng sữa của bé bị mủn

Đối với những chiếc răng sữa của bé bị mủn trong thời gian dài thì cần phải được nhổ bỏ. Nhưng nếu răng sữa bị nhổ quá trước khi đến thời điểm thay răng sẽ dễ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, bố mẹ nên nắm được cách khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị mủn bị khi trẻ còn nhỏ. 

Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ

Tùy vào từng độ tuổi sẽ có cách vệ sinh răng miệng khác nhau. Trong giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng sữa, các mẹ nên thường xuyên vệ sinh nướu bằng cách dùng miếng gạt sạch nhúng nước ấm rồi lau sạch khoang miệng cho trẻ, nếu trẻ bú đêm thì nên cho trẻ súc miệng sau khi bú sữa. 

nguyen-nhan-khien-rang-sua-cua-be-bi-mun-va-cach-khac-phuc-1

Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ để răng sữa của bé không bị hư

Khi trẻ lớn hơn một chút và có thể tự sử dụng bàn chải răng thì mẹ nên tập cho con thói quen đánh răng 2 lần/ngày để làm sạch khoang miệng. Lưu ý nên chọn bàn chải nhỏ mềm và loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ.

Có một chế độ ăn uống hợp lý 

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm bớt tình trạng răng sữa của bé bị mủn. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột, những thức ăn có tính bám dính cao vì sẽ gây khó khăn trong việc làm sạch. 

Bổ sung thêm những thực phẩm có chứa nhiều canxi và flour trong bữa ăn như trứng, cá biển, sữa… để cung cấp dinh dưỡng cho răng phát triển đúng lộ trình, ngăn ngừa vi khuẩn gây tổn hại đến răng. Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ và có nhiều khoáng chất giúp ngừa sâu răng, làm trắng răng và giúp cải thiện tình trạng răng nướu. 

Đặc biệt, luôn nhắc nhở bé tránh những thói quen xấu như dùng tăm xỉa răng, dùng răng cắn những thức ăn có vỏ quá cứng, ăn nhai 1 bên… để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng. 

Điều trị cho bé tại nha khoa

Khi răng sữa của bé bị mủn, các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt để được các bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời. Đối với trẻ có tình trạng răng mủn nhẹ, thường các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ chỗ răng sâu sau đó tiến hành trám bít lại để tránh tình trạng sâu răng và không gây ảnh hưởng đến tình trạng ăn nhai của trẻ. 

nguyen-nhan-khien-rang-sua-cua-be-bi-mun-va-cach-khac-phuc-2

Đưa trẻ đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời

Nếu tình trạng răng sữa của bé bị mủn nặng, xuất hiện tình trạng răng lung lay hoặc chỉ còn chân răng thì lúc này, các bác sĩ sẽ không thể khắc phục bằng cách trám răng thì bắt buộc phải nhổ để tránh gây lây lan sang những răng bên cạnh. 

Với những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục khi răng sữa của bé bị mủn trên đây, hy vọng sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức. Từ đó sẽ biết quan tâm đến răng miệng của trẻ nhiều hơn và có cách xử lý kịp thời. 

Thủy Phan

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *