Nên làm gì khi trẻ em bị quai bị?

Nen Lam Gi Khi Khi Tre Em Bi Quai Bi Qwqer 1545186086

Nên làm gì khi trẻ em bị quai bị?

Khi thời tiết bước vào giai đoạn xuân hè cũng chính là thời điểm mà bệnh quai bị ở trẻ em có nguy cơ bùng phát cao. Nếu như các bậc cha mẹ phát hiện bệnh này càng sớm thì điều trị càng nhanh và tránh để lại những biến chứng.

Nguyên nhân khi trẻ em bị quai bị là gì?

Nên làm gì khi khi trẻ em bị quai bị? 1Bệnh quai bị ở trẻ em lây lan qua đường hô hấp

Bệnh quai bị có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ, bệnh viêm tuyến mang tai do virus quai bị. Đây là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính.

So với người lớn, bệnh quai bị ở trẻ em có xu hướng xuất hiện phổ biến hơn. Người lớn cũng có mắc phải nhưng tỉ lệ thấp hơn nhiều.

Thông thường, khi trẻ em bị quai bị con đường lây lan bệnh tật là qua đường hô hấp. Thông qua các hoạt động rất đơn giản như hắt hơi, sổ mũi, sử dụng chung các vật dụng cá nhân…

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị quai bị

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus quai bị thì cơ thể trẻ sẽ ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 18 – 25 ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sinh hoạt bình thường, ăn uống, vui chơi, chạy nhảy…

Thông thường, trước khi phát bệnh khoảng 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai khoảng 9 ngày thì đây là khoảng thời gian lây truyền bệnh mạnh nhất. Người bệnh sẽ bước vào giai đoạn sốt cao từ 39 – 40 độ cùng với đó là rất nhiều triệu chứng khác như nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, tuyến nước bọt sưng…

Tiếp đó, hai bên tuyến mang tai bắt đầu có hiện tượng bị sưng to. Trong khoảng 3 ngày tiếp theo vùng sưng sẽ có hiện tượng giảm sưng dần. Đôi khi, vùng sưng này có thể lan xuống tận má hay hàm dưới, ngực khiến cho trẻ bị phù xương ức.

Cùng với đó, các cơn đau đầu bị tăng lên dữ dội, khi trẻ em bị quai bị cũng là lúc nên cho các bé nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nên làm gì khi khi trẻ em bị quai bị? 2Sốt cao là dấu hiệu khi trẻ bị quai bị

Biến chứng viêm tinh hoàn khi trẻ em bị quai bị

Khi trẻ em bị quai bị, đặc biệt là đối với các bé trai thì biến chứng thường gặp nhất có thể nói là viêm tinh hoàn. Với những trẻ trong và bước qua tuổi dậy thì thì lỉ lệ mắc viêm tinh hoàn khi bị quai bị lên tới 25 – 30%. Sau đợt viêm tuyến mang tai từ 7 – 10 ngày thì những biến chứng này sẽ xuất hiện. Trong một số trường hợp, nó có thể xuất hiện sớm hơn.

Lúc này, tinh hoàn sẽ sưng to lên và rất đau. Mào tinh thì phù lên như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm tinh hoàn này có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần và sao đó khoảng 50% số trường hợp gặp tình trạng tinh hoàn teo sẽ gặp phải trình trạng số lượng tinh trùng giảm đi rất nhiều, nhiều trường hợp bị vô sinh.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, có rất nhiều trường hợp sau bị viêm thì tinh hoàn trở về trạng thái bình thường. Bạn cũng không cần quá lo lắng.

Tình trạng teo tinh hoàn khi khi trẻ em bị quai bị thường diễn biến trong 1 – 6 tháng sau khi bị đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh lúc này sẽ bị giảm và sau đó là mất hoàn toàn. Khả năng có con sẽ không thể nào diễn ra được.

Với nam giới sau tuổi dậy thì khi không may mắc bệnh quai bị cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề này cũng như phải đi khám ngay nếu thấy cơ thể có những thay đổi khác thường tại tinh hoàn.

Cách chữa trị khi trẻ em bị quai bị

Điều quan trọng nhất để hạn chế những biến chứng khi trẻ em bị quai bị đó chính là cần có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Các cha mẹ nên lưu ý đến những vấn đề sau đây.

Nên làm gì khi khi trẻ em bị quai bị? 3Nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Không cho trẻ vận động nhiều: Vận động nhiều có thể khiến cho hiện tượng quai bị chạy hậu xảy ra, gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Không kiêng cữ quá nhiều: Có một sai lầm mà rất nhiều phụ huynh đang thực hiện khi khi trẻ em bị quai bị đó chính là kiêng khem quá nhiều khiến  trẻ bị thiếu chất. Cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ nuốt. Nhờ vậy, trẻ mới có thể tăng cường sức đề kháng.

Uống thuốc hạ sốt: Trong trường hợp, trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ thì phải tiến hành hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt. Nên tuân thủ đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.

Cho trẻ uống  nhiều nước: nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả tăng sức đề kháng.

Tuyệt đối tránh gió: Gió khiến cho vị trí sưng sẽ to hơn.

Không tự ý bôi đắp: Vẫn biết rằng trong dân gian hiện nay có rất nhiều bài thuốc bôi, đắp để phòng tránh bệnh quai bị. Tuy nhiên, khi trẻ em bị quai bị tuyệt đối không tự ý bôi hay đắp thuốc hay áp dụng các mẹo chữa quai bị vì có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng.

Vệ sinh sạch sẽ răngmiệng và họng chi trẻ: Khi trẻ em bị quai bị nên vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ cũng như có thể cho trẻ súc miệng nước muối.

Đi bệnh viện cho có dấu hiệu của hiện tượng quai bị chạy hậu: Khi trẻ có những dấu hiệu xấu của bệnh viêm màng não, viêm buồng trứng, viêm tụy… cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện.

Khi trẻ em bị quai bị cần nhanh chóng điều trị cũng như hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khu vực công cộng. Chỉ một thời gian ngắn chắc chắn trẻ sẽ hồi phục.

Diệu Linh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *