Nằm lòng hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em
Hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em là trẻ sẽ cảm thấy mắt màu đỏ, ngứa, cộm, thường xuyên chảy nước mắt, và có dấu hiệu xuất hiện ghèn vào mỗi buổi sáng thức dậy. Trong một số trường hợp, bé có thể bị sốt nhẹ, viêm mũi họng hoặc nổi hạch. Khi bệnh có xu hướng nặng hơn sẽ xuất hiện phản ứng hột ở kết mạc mi dưới, có thể nổi hạch trước tai; phù mí; kết mạc dẫn tới sáng ngủ dậy, khó mở mắt, hai mắt dính chặt do ghèn tiết ra nhiều.
Triệu chứng nhận biết hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em
Những triệu chứng ban đầu là trẻ bị đỏ mắt, cộm ngứa và khó chịu
Thời gian đầu, trẻ chỉ bị đau mắt đỏ một mắt, hai đến ba ngày sau đỏ tiếp mắt thứ hai, thường thì nhẹ hơn mắt trước. Khi bé bị đau mắt đỏ, trẻ có thể kèm theo nóng sốt, đau họng, đau đầu… Đau mắt đỏ không phải là bệnh nặng, không gây suy giảm thị lực, trẻ có thể tự khỏi trong thời gian 10-15 ngày.
Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.
Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc.
Một số có thể có biến chứng viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.
Trẻ bị bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo…Nếu bị thêm viêm kết mạc cấp sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.
Lưu ý cho mẹ khi gặp hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em
Dưới đây là những việc mà mẹ có thể làm để đẩy lùi căn bệnh này, giúp bé có sự phát triển tốt nhất về thi giác:
- Trang trí phòng của bé với một đèn ngủ hoặc đèn mờ.
- Thay đổi vị trí ngủ của bé bằng cách thay đổi vị trí của giường cũi mỗi ngày
- Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé
- Kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ.
- Nhắc trẻ thường xuyên rửa mặt 3 lần/ ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Sau đó giặt khăn bằng xà phòng và phơi khăn ngoài nắng.
- Khi tham gia các hoạt động vui chơi, nhắc trẻ tránh đưa tay bẩn lên để dụi mắt. Nếu trẻ chơi ở môi trường nhiều bụi, sau khi cha mẹ nên rửa mặt sạch cho con rồi tra thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% để rửa trôi tác nhân gây bệnh.
- Nếu ở trường lớp hay xung quanh khu nhà ở có trẻ bị đau mắt đỏ bạn nên dặn trẻ không nên nhìn nhiều vào mắt hay chạm tay vào các đồ vật như đồ chơi, bàn ghế trong lớp học… rất dễ bị lây bệnh.
- Khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ tuyệt đối không nên nhỏ kháng sinh phòng ngừa vì có thể làm cơ thể kháng thuốc.
Nếu nhà có người thân bị đau mắt đỏ, cần cách ly hoàn toàn trẻ lại gần, không nằm lên chăn ga, gối, đệm vì rất có thể thuốc nhỏ mắt chảy vào dễ dàng lây lan thành hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.