Một số lưu ý khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Thời gian tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là khi nào?
Đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi:
Với đối tượng này thì cần được tiêm vắc xin khi trẻ từ 12-15 tháng tuổi, cần phải tiêm đủ theo lịch của chương trình mở rộng đó là tiêm đủ 3 mũi. Mẹ cũng nên cho trẻ tiêm nhắc lại sau 5 năm kể từ khi tiêm mũi thứ 3.
Đối tượng trẻ trên 5 tuổi:
Nếu như trẻ trên 5 tuổi mà chưa từng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì nên tiêm càng sớm càng tốt, tiêm theo lịch là tiêm 3 mũi cơ bản.
Đối tượng người lớn:
Đối tượng người lớn nếu chưa từng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cần phải tiêm ngay, cũng tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu như đã từng tiêm liều cơ bản rồi thì chỉ cần tiêm nhắc lại thôi. Lưu ý khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản đó chính là phải tiêm đủ mới có hiệu quả.
Mỗi khi bước vào đầu mùa dịch thì cần tiêm trước một tháng mới có tác dụng phòng bệnh. Tiêm khi dịch bệnh bùng phát hiệu quả không cao vì có thể bạn đã bị nhiễm bệnh rồi.
Những đối tượng nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến khích tiêm cho những người đang sống trong vùng dịch, đặc biệt là đối tượng trẻ em từ 1 – 15 tuổi. Đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi thì nên tiêm theo chương trình mở rộng.
Các vị khách du lịch, những người lao động từ nơi khác chuyển đến những vùng có dịch và lưu trú tại đó từ 1 tháng trở lên.
Những trường hợp không nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Lưu ý khi tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản đó chính là bên cạnh những người nên tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng có những người không nên tiêm loại vắc xin này như:
- Những người quá mẫn với thiomersal hoặc chế phẩm của não chuột, những người đã từng dị ứng với vắc xin viêm não Nhật Bản tại lần tiêm trước.
- Những người đang gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn hay bị sốt cao.
- Những người mắc các bệnh mãn tính như tim, gan, thận, đái tháo đường giai đoạn nặng, các bệnh cấp tính….
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi cũng như phụ nữ có thai.
Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Cần lưu ý khi chích ngừa viêm não Nhật Bản có sốt không đó chính là nó có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
Đau tại chỗ tiêm: người tiêm bị đau nhức cũng như sưng đỏ, tỉ lệ mắc tình trạng này khoảng 5 – 10%.
Một số người có phản ứng là sốt nhẹ toàn thân, cơ thể đau nhức cũng như mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn sau đó sẽ tự hết.
Có một số trường hợp sau khi tiêm sẽ bị sốc. Cần phải đưa ngay họ tới các cơ sở y tế để khắc phục ngay lập tức.
Cần phải lưu ý khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản để có thể hạn chế được những tác dụng phụ không may xảy ra đồng thời giúp cho mũi vắc xin đó có hiệu quả tốt nhất.
Diệu Linh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.