Một số cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em điển hình
1. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh quai bị ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết
Việc nhận biết sớm bệnh quai bị ở trẻ sẽ giúp các mẹ có cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em. Bệnh quai bị hình thành do một loại siêu vi (thuộc họ Paramyxoviridae) gây nên với những biểu hiện sốt nhẹ, sưng đau ở tuyến nước bọt phía mang tai, cũng có một số trường hợp viêm tuyến nước bọt hàm trên hoặc viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Phần lớn bệnh nhi bị nhiễm virus quai bị đều trải qua thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 ngày với những cảm giác khó chịu. Sau đó, bé sẽ có các triệu chứng sốt cao từ 39 – 40 độ C, vùng mang tai sưng tấy, tăng tiết dịch nước bọt… sẽ xuất hiện. Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, quai bị vẫn có thể kéo theo những biến chứng nguy hại, đặc biệt, quai bị ở bé trai có thể gây viêm tinh hoàn, dẫn tới vô sinh.
Phương thức lây truyền của bệnh
Bệnh quai bị là do virus gây ra thường lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, khi các bé ho, hắt hơi hoặc nói đều có thể khiến bệnh lây nhiễm cho bé khác. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2-3 tuần, 6 ngày trước khi bị bệnh bé sẽ bị phát sưng toàn tuyến mang tai, sau 2 tuần mới xuất hiện triệu trứng của bệnh lí rõ ràng.
2. Biến chứng viêm tinh hoàn của bệnh quai bị ở trẻ
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là biến chứng nguy hiểm thường gặp của hiện tượng quai bị ở trẻ em đang tuổi dậy thì. Tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể chiếm tới 20-35%. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt bị viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày hoặc cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời giai đoạn này.
Biểu hiện và quá trình
Tinh hoàn sưng to, đau, phần mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm kèm theo sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Trong những trường hợp còn lại thì quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường. Quá trình teo tinh hoàn thường diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể xảy ra do tác động trực tiếp của virut hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình bệnh bị viêm, phù.
Viêm cả hai bên tinh hoàn (chiếm tới khoảng 15% trường hợp) sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn. Nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần phải đặc biệt chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Biến chứng viêm buồng trứng ở nữ giới khi mắc quai bị rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3. Một số cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em điển hình
Đầu tiên, cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em khi có những dấu hiệu dù là nhẹ đi chăng nữa thì cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên. Hiện nay, bệnh quai bị ở trẻ em vẫn chưa có loại thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ theo cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em được hướng dẫn như sau:
- Cho bé sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không nên dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Khi áp dụng cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em này, tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
- Trẻ sẽ bị sốt khi mắc bệnh quai bị nên để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh nhé. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp… để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng bên má. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
- Cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em tiếp theo là cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé, cha mẹ nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả… để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Về vấn đề vệ sinh răng miệng, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
- Không được để cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm ở tinh hoàn.
- Thường xuyên theo dõi biểu hiện và diễn biến của bệnh quai bị ở trẻ em. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em cần thiết nhất là cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
4. Phòng chống biến chứng khi mắc quai bị
Khi trẻ đã mắc bệnh quai bị một lần thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc lại bệnh nữa. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi.
Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ hiện nay, đã có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 loại bệnh: quai bị, sởi, rubela, cha mẹ có thể tham khảo tiêm phòng cho con. Các bé bị bệnh quai bị tốt nhất nên vào viện khám và điều trị, chú ý cách ly với mọi người xung quanh, nhất là những bé trai chưa bị quai bị lần nào thì dù tiêm phòng rồi cũng không nên tiếp xúc với người bị quai bị.
Bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng nên nắm vững một số cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em điển hình, để khi thấy con có dấu hiệu bệnh sẽ có phương án điều trị ngay. Cùng với việc hiểu một số cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em thì phòng bệnh cũng quan trọng không kém. Cha mẹ hãy tuân thủ lịch tiêm phòng các bệnh quai bị, sởi, rubela cho bé theo đúng quy định để hạn chế tối đa việc mắc bệnh của bé nhé
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.