Mẹ có nên giúp bé 5 tuổi thay răng sữa bằng cách tự nhổ răng tại nhà?

Me Co Nen Giup Be 5 Tuoi Thay Rang Sua Bang Cach Tu Nho Rang Tai Nha Obabl 1582787416

Mẹ có nên giúp bé 5 tuổi thay răng sữa bằng cách tự nhổ răng tại nhà?

Có thể nói, thay răng sữa là một giai đoạn vô cùng quan trọng của trẻ. Quá trình thay răng của mỗi bé là khác nhau nên các mẹ không cần quá nôn nóng trong vấn đề này. Tuy nhiên, dưới đây là một số vấn đề các mẹ cần phải lưu ý khi bé 5 tuổi thay răng sữa. Hãy cùng tìm hiểu ngay để giúp con có một hàm răng đẹp và trắng đều nhé!

Quá trình thay răng diễn ra như thế nào?

Độ tuổi thay răng của trẻ sẽ bắt đầu khi bé được khoảng 5 hay 6 tuổi, khi trẻ được khoảng 12 – 13 tuổi cũng là lúc chiếc răng sữa cuối cùng được thay. Và thời gian có thể chênh lệch hơn tùy vào mức độ phát triển của từng bé. Thường thì những bé gái có xu hướng thay răng sớm hơn so với bé trai.

me-co-nen-giup-be-5-tuoi-thay-rang-sua-bang-cach-tu-nho-rang-tai-nha

Thường thì những bé gái có xu hướng thay răng sớm hơn so với bé trai

Theo đúng quy luật thay răng sữa tự nhiên, những chiếc răng nào mọc trước thì sẽ được thay trước nên mẹ có thể đánh dấu thứ tự mọc của từng răng. Theo đó, khi bé 5 tuổi thay răng sữa đầu tiên sẽ là răng cửa trước. Tiếp đến lần lượt sẽ thay những chiếc răng tiếp theo thứ tự như sau: 

– Trẻ 6 đến 7 tuổi sẽ thay răng cửa ở giữa hàm dưới.
– Trẻ 7 tuổi sẽ thay răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.
– Trẻ 7 đến 8 tuổi sẽ thay răng cửa bên của hàm dưới.
– Trẻ 11 đến 12 tuổi sẽ thay răng cối 1 hàm trên.
– Trẻ 9 đến 10 tuổi sẽ thay răng cối 1 hàm dưới.
– Trẻ 10 đến 11 tuổi sẽ thay răng nanh hàm trên.
– Trẻ 11 đến 12 tuổi sẽ thay răng nanh hàm dưới.
– Trẻ 11 tuổi sẽ thay răng cối 2 hàm dưới.
– Trẻ 12 sẽ thay răng cối 2 hàm trên cuối cùng.

Bé 5 tuổi thay răng sữa tại nhà có được không?

Việc nhổ răng sữa đúng thời điểm sẽ giúp bé có được một hàm răng đẹp và chắc khỏe những năm về sau. Việc mẹ giúp bé 5 tuổi thay răng sữa ở nhà không phải lúc nào cũng an toàn. Bởi nếu nhổ không đúng hoặc can thiệp quá sớm làm răng bị mất trước thời hạn thay răng có thể sẽ làm cung hàm của bé bị hẹp lại. Như vậy, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị thiếu chỗ và phải chen chúc vào nhau, gây phá vỡ cấu trúc răng của trẻ. Có nhiều trường hợp còn khiến răng vĩnh viễn chậm mọc vì nhổ răng sữa quá sớm. 

me-co-nen-giup-be-5-tuoi-thay-rang-sua-bang-cach-tu-nho-rang-tai-nha-1

Bé 5 tuổi thay răng sữa tại nhà có được không?

Bên cạnh đó, việc các mẹ nhổ răng sữa khi chưa đến thời gian răng rụng sẽ dễ khiến nướu của bé bị tổn thương, khiến chân răng bị nhiễm trùng. Vì vậy, tốt nhất khi bé 5 tuổi thay răng sữa các mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được theo dõi và có hướng xử lý kịp thời. Và mẹ cũng nên thường xuyên đưa đến gặp bác sĩ trong giai đoạn bé 5 tuổi thay răng sữa để đảm bảo việc răng vĩnh viễn mọc lên không bị mọc lệch, mất thẩm mỹ…

Chỉ khi gặp các trường hợp sau mới cần phải nhổ răng ngay để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con:

– Răng bị nhiễm trùng ở chân răng dễ gây thiếu sản men và abces xương ổ răng.

– Răng sữa bị thối tủy bắt buộc phải nhổ bỏ vì nếu giữ lại có thể lây lan xuống mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc.

– Răng sữa bị sâu không thể cứu chữa được cũng nên nhổ để không làm lây lan sang các răng khác và mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Vậy nếu răng sữa bé 5 tuổi bị sâu thì mẹ phải làm sao?

Trường hợp nếu răng sữa của bé bị sâu nhẹ nhưng vẫn chưa đến lúc thay răng, tránh tình trạng để lâu ngày tủy răng sẽ bị hoại tử, sinh mủ xung quanh chân răng gây ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn đang phát triển bên dưới thì trẻ sẽ được bác sĩ điều trị theo hai hướng sau: 

– Tái khoáng: Đối với trường hợp răng sữa mới chớm sâu thì các bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng khắc phục tình trạng sâu răng để không gây đau nhức cho bé. Theo cách này, các bác sĩ sẽ sử dụng các chất như Cacium, Phospate, Flour… để phủ lên nhằm phục hồi lớp men răng, chặn đứng sự tác động của vi khuẩn.

– Trám răng: Trường hợp răng sâu đã xuất hiện những lỗ hổng, có đốm đen và kèm theo triệu chứng đau nhức thì cần phải chữa tủy để tránh gây viêm nhiễm cho mầm răng. Sau đó, dùng vật liệu composite lành tính để trám lại, tái tạo hình dáng ban đầu của răng.

Mặc dù sau khi lấy tủy răng sẽ không còn được nuôi dưỡng bằng những mạch máu nữa nhưng vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai của trẻ cho đến lúc thay răng. Đồng thời giữ chỗ định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và đặc biệt việc lấy tủy sẽ không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn bên dưới. 

Chăm sóc răng miệng cho bé khi thay răng sữa

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng đến thẩm mỹ của con sau này. Vì vậy, trong giai đoạn thay răng đặc biệt là bé 5 tuổi thay răng sữa mẹ cần phải tập cho con thói quen đánh răng mỗi ngày để giữ gìn và chăm sóc sức khỏe răng miệng. 

Sau khi bé 5 tuổi thay răng sữa, mẹ hãy chủ động giúp con đánh răng để tránh gây tổn thương đến nướu. Nên chọn loại bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp với hàm và khoang miệng. Và chọn loại kem đánh răng mà bé thích để con thích thú đánh răng hàng ngày. 

me-co-nen-giup-be-5-tuoi-thay-rang-sua-bang-cach-tu-nho-rang-tai-nha-2

Chăm sóc răng miệng cho bé khi thay răng để bé có hàm răng chắc khỏe

Và các mẹ nên thường xuyên nhắc bé không được dùng tay chạm hay dùng lưỡi đá vào lợi khi răng sữa rụng.  Đồng thời, hạn chế ăn kem, đá lạnh hoặc ăn đồ quá nóng, không ngậm kẹo hay nhai vật cứng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng. 

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích và biết được mình cần phải làm gì khi bé 5 tuổi thay răng sữa. Từ đó, giúp sẽ góp phần giúp bé có một hàm răng chắc khỏe.

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *