Mách mẹ các cách chữa tắc tia sữa nổi cục
Tắc tia sữa nổi cục hay còn được gọi là tình trạng tắc tia sữa vón cục là một trong nhiều chứng bệnh thường gặp nhất trong giai đoạn cho con bú, xảy ra với mẹ sau sinh. Đặc biệt là các mẹ mới sinh con đầu lòng. Tình trạng này gây đau đớn và khó chịu cho các chị em nếu không được điều trị kịp thời.
Tắc tia sữa nổi cục ở mẹ là triệu chứng thường gặp trong giai đoạn mẹ đang cho con bú
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nổi cục
- Sức đề kháng của mẹ sau sinh là nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa nổi cục hàng đầu. Sau một kỳ sinh nở kéo dài, nếu các mẹ không được chăm sóc và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, điều này sẽ gây ra khí huyết lưu thông không đều, dẫn tới tắc tia sữa khi cho con bú, lâu dần dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nổi cục ở mẹ.
- Cho con bú sai cách là nguyên nhân thứ 2 gây ra tình trạng này. Chủ yếu là do mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con do mang thai lần đầu dẫn đến cho bé bú sai cách làm bé không thể bú hết nguồn sữa mẹ tiết ra, gây ra tình trạng tắc sữa khiến dòng chảy không thể lưu thông lâu dần gây ra tắc tia sữa nổi cục, vón cục.
- Stress, trầm cảm, áp lực sau khi sinh cũng khiến mẹ chậm sữa, tắc tia sữa vì vậy cần giữ cho mẹ một tình thần lạc quan, vui vẻ sau sinh để có thể giúp sữa về tốt hơn.
2. Ảnh hưởng của triệu chứng tắc tia sữa nổi cục đến mẹ và bé
Có thể nhiều mẹ nghĩ rằng tình trạng tắc tia sữa nổi cục là chuyện hết sức bình thường. Quả thật đây là chứng bệnh khá phổ biến tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ như sau:
- Tắc tia sữa nổi cục, vón cục ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé đặc biệt là của con nhỏ khi không được mẹ cung cấp đủ hàm lượng sữa vì chứng tắc sữa. Đây quả thực là một thiệt thòi lớn cho bé khi vừa mới chào đời. Bé sẽ phải bú bình nhiều hơn hoặc thậm chí phải sử dụng sữa công thức ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Những cơn đau và sốt nhẹ hành hạ mẹ suốt đêm khiến sức khỏe đã yếu sau khi sinh còn trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí nếu để lâu còn có thể gây áp xe vú.
- Dẫn tới các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm tuyến vú hay áp xe dẫn trở nên khó điều trị.
Ảnh hưởng của tắc tia sữa nổi cục đến mẹ và bé như thế nào?
3. Các phương pháp điều trị chứng tắc tia sữa nổi cục
Đắp khăn ấm, chườm nước ấm
Để cải thiện tình trạng tắc tia sữa nổi cục này, bạn có thể dùng phương pháp đắp khăn ấm, chườm nước nóng. Việc chườm ấm, lưu ý nước không quá nóng có thể gây bỏng, dưới tác động của nhiệt độ cùng việc chườm, đắp, massage nhẹ nhàng sẽ tác động làm cục tắc sữa tan dần, khi đó phá bỏ sự tắc nghẽn, làm lưu thông dòng chảy.
Massage bầu ngực
Để kích thích và lưu thông dòng chảy của sữa mẹ, bạn có thể sử dụng phương pháp massage bầu ngực. Nhiều người đến gặp bác sĩ, sau khi được áp dụng phương pháp này rất hiệu quả, bạn có thể thực hiện tại nhà. Cách thực hiện là dùng 1 bàn tay hoặc cả hai đẩy và ép bầu vú lên phía thành ngực, đồng thời xoa và day ép đều các vị trí làm tan cục tắc sữa.
Có thể xoa nhẹ nhàng tránh bị đau nhưng cũng phải dùng 1 lực đủ để tan cục sữa tắc nằm trong bầu vú. Massage dần dần theo vòng tròn, thực hiện thao tác liên tục cho đến khi cải thiện tình trạng.
Cho bé bú thường xuyên hơn
Việc cho bé bú sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc lưu thông dòng sữa, là cách xử lý tắc tia sữa tối ưu. Hơn thế, nên cho con bú thường xuyên, đều đặn để dòng sữa lưu thông tự động qua hoạt động bú sữa tạo lực hút của bé và và lực đẩy của nguồn sữa tiết ra mạnh. Mẹ có thể thay đổi tư thế cho con bú thoải mái nhất, chỉ có cho con bú sớm và thường xuyên, tình trạng tắc tia sữa nổi cục mới được hạn chế.
Cho bé bú đúng cách
Ngoài việc cho bé bú sớm và thường xuyên, người mẹ cũng nên cho bé bú đúng cách để giảm tình trạng tắc sữa. Bên cạnh đó phải vắt hết sữa thừa sau khi cho bé bú, vệ sinh đầu ti sạch trước và sau khi cho bé bú tránh viêm, nhiễm nguy hiểm. Trước khi cho bé bú, người mẹ nên thực hiện động tác massage nhẹ nhàng bầu vú cho mềm, sữa dễ lưu thông hơn.
Mẹ nên để bé bú trong tư thế thoải mái nhất, để bé chủ động trong việc tìm đầu ti, môi dưới bé hơi trề, ngậm trọn núm và là cách bú đúng, bú hết 1 bên rồi chuyển sang bên còn lại, bên nào căng hơn bú trước.
Dùng máy hút sữa để hút sữa thừa
Trong trường hợp dùng đến dụng cụ như các loại máy hút sữa hiện nay để hút sữa thừa, các mẹ cần lưu ý sử dụng trong giai đoạn ban đầu, khi các cục sữa tắc mới hình thành cũng như vị trí nằm gần núm vú. Nếu ở các vị trí sâu, phức tạp cũng như ở giai đoạn cục sữa đã lớn thì việc tác dụng của máy rất khó. Tác dụng lực nhỏ không có hiệu quả còn tác dụng lực lớn sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng đến mạch máu,…
Dùng máy hút sữa để hút sữa thừa – tránh tình trạng tắc tia sữa ở mẹ
Sử dụng các loại thực phẩm tây y hoặc đông y để thông tuyến sữa
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thông tắc sữa hữu hiệu và an toàn cho người sử dụng. Các viên uống thông tuyến sữa là sản phẩm được các chuyên gia nghiên cứu đặc trị những triệu chứng của tắc tuyến sữa, là cách làm tan cục sữa tắc mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Ngoài ra, cũng có các bài thuốc đông y điều trị tắc tia sữa nổi cục như uống lá đinh lăng, lá mít, lá bồ công anh, bắp cải… Với lá đinh lăng, chúng ta rửa sạch sẽ, sao vàng và sắc thuốc; lá mít hay bắp cải thì hơ nóng rồi đắp lên vị trí bị tắc, đắp các loại men rượu, uống nước lá bồ công anh bằng cách hãm, lá tươi thì rửa sạch, giã và đun nước uống, bã để đắp trên bầu ngực,…
Thông qua bài viết trên, hy vọng các nỗi băn khoăn về triệu chứng tắc tia sữa nổi cục này của mẹ được giải quyết phần nào và giúp các mẹ hiểu được nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng chống tình trạng này xảy ra để luôn giữ được sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Yến Quỳnh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.