Mách bạn cách xem sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng

Mach Ban Cach Xem Sua Me Nhu The Nao La Dac Loang Aglyz 1575347987

Mách bạn cách xem sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng

Từ bao lâu nay, sữa mẹ luôn bị “đổ lỗi, kết tội” một cách rất vô cớ. Nào là, con còi là do bú mẹ lâu, phải cai sữa cho con sớm thì con mới ăn các thực phẩm khác, mới cao lớn khỏe mạnh được. Hay sữa mẹ loãng nên con bú không có chất gì, vì vậy mà con bị còi cọc, chậm lớn và đặc biệt là thấp còi hơn con nhà người ta sinh cùng lứa. Vậy sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng?

Mách bạn cách xem sữa mẹ như thế nào là đặc - loãng 1Mách bạn cách xem sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng

Sự thật về sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ là đồ ăn, sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, biến đổi thành phần theo từng ngày từng giờ, phù hợp với quá trình phát triển của con. Những năm đầu đời, dinh dưỡng trong sữa mẹ tập trung vào “nuôi dưỡng” bộ não em bé, chứ không tập trung vào tăng cân, tăng cơ như các loại sữa khác. Vậy sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng?

Các thành phần dinh dưỡng chính có trong sữa mẹ

  • Chất béo: giúp bé phát triển và sinh năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Protein: Taurine một loại protein tốt nhất có trong sữa mẹ. Nó có vai trò lớn trong phát triển bộ não của trẻ.
  • Vitamin và khoáng chất: Giúp trẻ dễ hấp thụ và tăng sức đề kháng.
  • Thành phần dinh dưỡng khác: Các chất có trong sữa mẹ giúp tăng cường nhận thức cho trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện.
Mách bạn cách xem sữa mẹ như thế nào là đặc - loãngVậy sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng?

Sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng?

Chắc hẳn mẹ nào cũng từng nghe qua các khái niệm sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết và hiểu rõ về bản chất của sữa mẹ.

Việc sữa mẹ bị loãng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì cơ bản hầu hết tất cả sữa của mọi bà mẹ đều có các thành phần dinh dưỡng như nhau. Chỉ tồn tại vấn đề mẹ sữa nhiều hay sữa ít thôi chứ không có việc sữa mẹ không đủ chất.

Theo nhận biết bằng mắt thường thì sữa mẹ đúng là có 2 dạng đặc và loãng. Nhưng đó làm lầm tưởng về cơ chế tiết sữa đầu – sữa cuối của sữa mẹ.

  • Sữa đầu: Khác với sữa non có màu vàng, sữa đầu của của mẹ là phần sữa được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu giai đoạn cho con bú. Sữa đầu thường trong và loãng như nước vo gạo. Tuy nhiên, sữa đầu vẫn đảm bảo chứa đầy chất dinh dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất, nước để cho bé bú. 
  • Sữa cuối: Sữa cuối là sữa được tiết ra vào giao đoạn giữa và giai đoạn cuối khi cho bé bú. Lúc này, sữa mẹ vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và có thêm nhiều chất béo, chất đạm nên sữa trở nên đặc hơn và có màu hơi vàng. Đây chính là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng để giúp bé phát triển khỏe mạnh. 

Mỗi em bé là một cá thể độc lập và có khả năng hấp thu cũng như mức độ phát triển hoàn toàn khác nhau.

Nhiều mẹ có thói quen thường xuyên vắt bỏ sữa đầu loãng để cho bé bú lớp sữa sau hy vọng bé tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên điều này sẽ khiến bé bị thiếu hụt nước và lactose, protein nếu mẹ chưa tìm hiểu kỹ và vắt bỏ phần sữa loãng thường xuyên.

Chế độ ăn cho sữa mẹ giàu dinh dưỡng

Ngoài việc tìm hiểu sữa mẹ như thế nào là đặc – loãng, mẹ cũng nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa gồm: 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ/ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Những món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh và nấu chín nên được ưu tiên. Hạn chế sử dụng các món nướng và chiên. Tuyệt đối không ăn món chế biến tái và sống. Đồng thời khi ăn mẹ cũng cần nhai kỹ thực phẩm cho dễ tiêu.

Mách bạn cách xem sữa mẹ như thế nào là đặc - loãng 3Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cho con bú

Nhóm thực phẩm nên sử dụng thường xuyên

  • Chất đạm: Mẹ nên ăn nhiều thịt nạc, tránh thịt nhiều mỡ. Ăn nhiều loại đậu và hạt như: Đậu nành, đậu phộng, đậu đen, đậu đỏ,… Đồng thời nên tăng cường uống sữa và ăn thêm trứng gà, yaourt trong khẩu phần ăn mỗi tuần.
  • Chất béo: Sử dụng dầu thực vật để chế biến món ăn, hạn chế sử dụng mỡ động vật.
  • Chất bột đường: Cơm, cháo, mì, phở,… là những món chứa nhiều tinh bột và đường rất tốt cho cơ thể mẹ sau khi sinh.
  • Vitamin và chất xơ: Việc ăn nhiều các loại rau và những củ quả có màu cam, đỏ sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Chất sắt: Mẹ cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, thịt bồ câu, tôm, mè, đậu hũ, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, súp lơ xanh, đậu hà lan, cải xanh,…

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước hàng ngày vì nước cũng là thành phần chính tạo nên sữa cho bé bú. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống sữa, ăn trái cây. Tuy nhiên khi uống sữa nên chọn những loại sữa có nhiều canxi để tốt cho quá trình phát triển xương của bé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé cũng như quyết định việc sữa mẹ thế nào là đặc. Bên cạnh đó, mọi bất ổn về tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tuyến sữa khiến một số mẹ bị tắc sữa trong thời gian sau sinh. Việc giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ sau khi sinh là vô cùng cần thiết mà mẹ cần ghi nhớ. 

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *