Lý giải vì sao sữa mẹ có vị mặn

Ly Giai Vi Sao Sua Me Co Vi Man Lmzxl 1575534300

Lý giải vì sao sữa mẹ có vị mặn

Sữa mẹ luôn được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sữa mẹ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố bên ngoài như chế độ dinh dưỡng, vị và độ đặc loãng. Cũng chính vì điều này mà có nhiều những thắc mắc về vị của sữa mẹ nhất là việc sữa có vị mặn hơn bình thường. Điều này cũng khiến không ít người đang nuôi con bằng sữa mẹ hoang mang rằng liệu điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng này.

Lý giải vì sao sữa mẹ có vị mặnLý giải vì sao sữa mẹ có vị mặn

Sữa mẹ có vị gì? Ngọt hay mặn?

Thực tế, sữa mẹ có màu trắng đục, hơi ngả vàng, mùi thơm đặc trưng, không quá lỏng cũng không quá đặc, khác hoàn toàn so với sữa công thức hay bất kỳ loại sữa nào khác. Nói về vị, thông thường sữa mẹ sẽ có vị nhạt, không chua, không hôi, cũng không ngọt quá hay mặn quá.

Tuy nhiên, mùi vị sữa mẹ có thể thay đổi liên tục (mặc dù không đáng kể), hơn nữa cũng khác nhau tùy thuộc cơ địa, tình trạng sức khỏe cũng như chế độ ăn uống của từng người. Vì vậy, nếu bỗng dưng thấy sữa mẹ có vị mặn hoặc ngọt quá thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.

Mùi vị của sữa mẹ

Trên thực tế sữa mẹ thay đổi qua từng giai đoạn từ màu sắc cho đến khẩu vị đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cũng như khẩu vị dần trưởng thành hơn của trẻ.

  • Ở giai đoạn đầu tiên: Khi này tuyến sữa bắt đầu hoạt động và mang đến nguồn sữa đầu tiên có màu trắng đục hoặc màu hơi ngả vàng. Loại sữa này được gọi là sữa non, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa có vị hơi mặn – ngọt, cộng một chút mùi thơm đặc trưng. Bởi trong thành phần sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng hơn nên sữa này có phần ngậy và đặc hơn.
  • Ở giai đoạn sau: Khi tuyến sữa đã đi vào ổn định, sữa dồi dào hơn do sự phát triển của trẻ. Khi này vị sữa cũng có đôi chút thay đổi, vẫn giữ mùi vị cơ bản nhưng đã có phần ngọt hơn và loãng hơn. Khi này chất béo cũng được bổ sung nhiều hơn giúp phù hợp hơn với nhu cầu dinh dưỡng cũng như khẩu vị của trẻ.
  • Ở giai đoạn sau cùng: Khi này tuyến sữa hoạt động chậm lại trẻ bắt đầu hấp thụ và được cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài là chủ yếu qua việc ăn dặm. Tuy nhiên vị sữa cũng không thay đổi quá nhiều sữa mẹ vấn có đôi chút mặn, ngọt và có phần loãng và trong hơn. Giúp bé dứt dần việc sử dụng sữa mẹ mà không cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sữa mẹ có vị mặn hay có những vị khác lạ, điều này phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống cũng như cơ địa của mẹ.

Tại sao sữa mẹ có vị mặn?

Do chế độ ăn uống

Đầu tiên là do chế độ ăn uống của mỗi mẹ khác nhau sẽ dẫn tới lượng sữa tiết ra, vị sữa cũng sẽ khác nhau. Những thực phẩm có mùi nồng như tiêu, ớt, tỏi… làm ảnh hưởng trực tiếp tới sữa mẹ. Vì vậy mà sữa mẹ có vị mặn, không có vị nhạt thường thấy.

Tốt nhất các mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sau sinh cho phù hợp nên đảm bảo đầy đủ chất. Theo các chuyên gia mỗi ngày phụ nữ sau sinh nên bổ sung đầy đủ khoảng 2.800 kcal/ngày giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng đồng thời giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.

Các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt, vitamin, chất xơ để bổ sung cho cơ thể mẹ.

Lý giải vì sao sữa mẹ có vị mặnThực phẩm nhiều muối có thể khiến sữa mẹ có vị mặn

Do hàm lượng natri trong sữa mẹ cao

Bên cạnh chế độ ăn uống thì hàm lượng natri cao cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ có vị mặn. Đồng thời nếu sữa mẹ có chứa nhiều chất lipase – đây là một loại enzyme khiến tiêu hóa chất béo trong sữa thì sau khi sữa mẹ được hút ra ngoài sẽ có vị giống như xà phòng.

Các cách tăng chất lượng nguồn sữa mẹ nhanh nhất

Lý giải vì sao sữa mẹ có vị mặn 3Cho con bú đúng cách sẽ giúp tăng chất lượng nguồn sữa mẹ

Theo các chuyên gia Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để tăng lượng sữa cho mẹ một cách nhanh nhất các mẹ nên cho con bú thật nhiều. Dưới đây là các cách giúp mẹ tạo ra nhiều sữa và tiết sữa trở lại cho con bú:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; bổ sung nguồn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng là cách tăng nguồn sữa mẹ tốt nhất.
  • Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để có thể cho con bú ít nhất 10 lần trong ngày để tăng tạo sữa cho mẹ.
  • Cho con bú ở tư thế đúng, bú cả ngày và đêm.
  • Các mẹ nên có chế độ ăn uống riêng, đầy đủ dinh dưỡng, ngoài 3 bữa ăn chính nên ăn thêm 3 bữa phụ. Nên uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày). Sữa mẹ được tạo nhiều hay ít, chất lượng hay không phụ thuộc vào giấc ngủ và chế độ ăn uống rất nhiều.
  • Trong quá trình chờ tiết sữa lại hoặc tăng lượng sữa, các mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý không được sử dụng bình sữa và đầu vú cao su cho bé bú. Các mẹ nên pha sữa trong cốc rồi cho con bú bằng thìa. Khi mẹ đã có sữa hay đã tăng sữa thì có thể giảm dần lượng sữa công thức.
  • Mẹ nên kiểm tra sự tăng cân của trẻ để biết xem bé có nhận được sữa không? Nếu bé chưa tăng cân, các mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn sữa công thức trong ngày.
  • Mẹ nên cho bé ngậm vú bú kể cả chưa có sữa hoặc ít sữa. Lúc này các mẹ có thể cho trẻ ngậm vú cùng một ống dây dẫn sữa có pha sẵn trong cốc, để trẻ vừa ngậm vú mẹ vừa mút được sữa, hoặc pha sữa trong bình nhựa, khi bé ngậm vú thì nên nhỏ giọt sữa lên núm mẹ gần miệng bé để bé mút vào. Làm như này giúp sữa tiết ra nhiều sữa hơn.
  • Ngoài ra khoảng thời gian làm tăng lượng sữa, tiết sữa khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu trẻ nhỏ còn có thể bú mẹ 1 – 2 lần trong ngày hoặc chỉ bú đêm.
  • Trường hợp trẻ ngừng bú mẹ, có thể mất 1 – 2 tuần hoặc sẽ lâu hơn trước khi sữa xuống nhiều. Tuy nhiên các mẹ vẫn có thể tiết sữa lại nếu cho trẻ ngậm vú thường xuyên và liên tục.

Sữa mẹ có vị mặn là vấn đề rất bình thường, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng. Hy vọng bài viết này mang nhiều thông tin giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang thắc mắc. Chúc mẹ và bé luôn vui vẻ và có sức khỏe thật tốt.

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *