Làm sao cho bé hết suy dinh dưỡng mẹ đã biết chưa?
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ
Trẻ chậm phát triển về thể chất
Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc của bé. Trẻ không được cung cấp lượng dinh dưỡng theo nhu cầu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các hệ cơ quan của cơ thể, khiến trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Đặc biệt, khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như trong giai đoạn bào thai và trước khi trẻ được 2 tuổi thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm vóc của trẻ. Nếu suy dinh dưỡng kéo dài đến tuổi dậy thì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ vì trẻ vốn đã thiếu dinh dưỡng lại càng bị thấp còi hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh
Sức đề kháng ở trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy… Thêm vào đó, suy dinh dưỡng làm cơ thể trẻ yếu ớt, giảm sức đề kháng nên càng dễ mắc các bệnh này hơn. Bệnh lý làm trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng tăng cao nên khiến tình trạng duy dưỡng càng trầm trọng. Vòng luẩn quẩn đó kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ của trẻ.
Trẻ chậm phát triển về trí tuệ
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em còn tác động đến sự phát triển trí tuệ của bé. Đây cũng là yếu tố luôn khiến cha mẹ băn khoăn làm sao cho bé hết suy dinh dưỡng ở con mình. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường thiếu luôn cả những chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, trí tuệ của trẻ như chất béo, sắt, iốt, DHA, Taurine… Vì thế, trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém phát triển về trí tuệ, vận động, trẻ có thể lờ đờ, chậm phát triển, giao tiếp xã hội kém, ảnh hưởng đến việc học tập và tương lai sau này.
Làm sao cho bé hết suy dinh dưỡng?
– Môi trường: Tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn hay ô nhiễm không khí sẽ sinh sôi ra các mầm bệnh khiến bé mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, hay quấy khóc từ đó bé kém hấp thu và càng gầy hơn.
– Tẩy giun: Làm sao cho bé hết suy dinh dưỡng? Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với, người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Vì thế bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.
– Tiêm ngừa: Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng để có thể chống lại các loại bệnh như suy dinh dưỡng tốt hơn.
– Tạo dựng thói quen tập thể dục cho bé: việc khuyến khích bé vận động cơ thể sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tăng chiều cao, tăng cường đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng. Nếu mẹ đang băn khoăn làm sao cho bé hết suy dinh dưỡng thì hãy tham khảo ngay típ này nhé.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.