Giải đáp cho thắc mắc sữa mẹ có bị thiu không?
Những thông tin mẹ cần xoay quanh việc sữa mẹ có bị thiu không và để được bao nhiêu ngày sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Sữa mẹ có bị thiu không?
Có thể khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Chính vì thế mà rất nhiều người tìm cách bảo quản sữa mẹ để phòng khi những lúc vắng nhà, hoặc tích trữ để sau này cho con dùng dần…
Tuy nhiên, nhiều mẹ thắc mắc liệu sữa mẹ có bị thiu không, vắt ra ngoài để được bao lâu? Thông thường, người ta hay nói về thức ăn bị thiu còn sữa mẹ có bị thiu thì như thế nào? Sữa bị thiu thường có mùi hôi, chua, nổi váng, không thể sử dụng được…
Bình thường, sữa mẹ sẽ có màu trắng đục, thanh mát, béo ngậy. Tuy nhiên, do một số lý do như bảo quản sai cách hoặc để quá hạn khiến vi khuẩn xâm nhập và làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, uống vào sẽ tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Do đó, có thể khẳng định rằng, sữa mẹ có bị thiu hay không có liên quan chặt chẽ tới việc sữa mẹ vắt ra để ngoài bao nhiêu lâu? Nếu bảo quản đúng cách, thời gian và nhiệt độ bảo quản thích hợp sẽ không bị thiu, ngược lại nếu sai cách, quá hạn sẽ làm cho sữa bị hỏng.
Vậy sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu?
Có rất nhiều cách bảo quản sữa mẹ như: Để ngoài, cho vào tủ lạnh, máy ủ sữa… Bất kể là cách nào đi chăng nữa thì chị em cũng phải tuân thủ những điều cơ bản như: Dụng cụ chứa bình/túi trữ sữa phải sạch sẽ, có nắp đậy hoặc khóa zip làm kín miệng túi.
Sữa mẹ nếu để ở nhiệt độ phòng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập nên sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếng phụ thuộc vào những yếu tố:
- Ở nhiệt độ dưới 26 độ C: Sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ.
- Ở nhiệt độ trên 26 độ C hoặc trong phòng điều hòa: Thời gian bảo quản tối đa là 4 tiếng.
Tuy vậy, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng không được khuyến khích, nếu có tủ lạnh thì mẹ nên cho vào ngăn mát tủ lạnh sau đó cho trẻ sử dụng trong ngày là tốt nhất.
Lưu ý sữa mẹ vừa vắt ra để ngoài không nhất thiết phải hâm ấm nóng. Nhiều bé thích uống mát, có bé lại thích ấm. Mẹ nên cân nhắc lựa chọn.
Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh đúng cách vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Tuy vậy sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc nhiều vào từng loại tủ và từng ngăn tủ. Cụ thể:
- Đối với ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 2 ngày.
- Đối với ngăn đá tủ lạnh: Loại 1 cánh cửa: Sử dụng trong vòng 2 tuần. Loại 2 cánh cửa (ngăn mát và ngăn đá riêng): Tối đa 4 tháng, cuối cùng loại trữ đông chuyên dụng: Mẹ có thể bảo quản tối đa 6 tháng.
Chú ý, khi trữ sữa mẹ trong tủ lạnh không nên đặt ở cánh cửa tủ (nhiệt độ ở đây không ổn định). Mẹ hãy đặt sâu bên trong và nhớ đánh số để theo dõi hạn sử dụng.
Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao nhiêu lâu?
Bình thường, bé bú sữa mẹ ở nhiệt độ trên dưới 37 độ C là thích hợp nhất với vị giác và hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Sau khi đã bảo quản, sữa mẹ cần được rã đông và làm ấm ở nhiệt độ 40 độ C.
Lúc này, rất nhiều mẹ thắc mắc rằng sữa mẹ vắt ra hâm nóng bằng máy được bao lâu? Nhiều mẹ lầm tưởng rằng cứ duy trì ở nhiệt độ 40 độ thì sẽ không sao. Tuy nhiên, thực tế thì mẹ chỉ có thể cho bé sử dụng sữa ủ 40 độ C trong vòng 1 giờ đồng hồ. Nếu quá hạn mẹ nên bỏ sữa này đi, không nên tiếp tục cho bé bú hoặc cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Như vậy, để tránh lãng phí nguồn sữa, mẹ nên ước lượng mỗi lần ăn của con là bao nhiêu để rã đông hâm nóng, không nên lấy quá nhiều.
Sau khi đọc xong bài viết này các mẹ đã trả lời được câu hỏi sữa mẹ có bị thiu không và vắt ra ngoài để được bao lâu rồi chứ? Hy vọng, những thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp các chị em có thêm kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà và dễ dàng hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Hường
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.