Địa điểm chích ngừa viêm não nhật bản ở đâu?
1. Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?
Bệnh viêm não Nhật Bản là gì – đây là căn bệnh nhiễm virus cấp tính khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, thông thường sẽ gặp ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây nhiễm qua đường muỗi chích.
2. Viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường nào?
Virus viêm não Nhật Bản thường trú bên trong động vật trung gian truyền bệnh như heo và chim, muỗi… Trong đó có 2 loài muỗi truyền bệnh chính đó là Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loại muỗi này thông thường sẽ sinh sản và trú ngụ ở các ruộng lúa nước, đặc biệt là ruộng mạ và cánh đồng ruộng.
Quy trình truyền nhiễm : muỗi ban đầu sẽ đốt các vật chủ truyền nhiễm (heo, chim…) và mang virus đi đốt người và truyền bệnh cho con người. Có khoảng 80% heo nuôi trong vùng dịch nhiễm virus viêm não Nhật Bản. Hầu hết các hộ gia đình ở vùng quê đều có nuôi heo, chính vì thế nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng là khá cao). Theo đó, virus viêm não Nhật Bản đã tồn tại quanh năm, và bùng nổ vào mùa hè vì đây là mùa muỗi sinh sôi phát triển mạnh nhất trong năm.
3. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản
Trước khi tìm hiểu về địa chỉ chích ngừa viêm não nhật bản ở đâu thì ba mẹ cần biết rõ về lịch tiêm chủng phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:
Tiêm chủng 3 liều vắc xin cơ bản như sau:
– Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi
– Mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần
– Mũi 3 sau mũi 2 một năm
– Tiếp đó, cứ mỗi 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi
4. Chích ngừa viêm não nhật bản ở đâu?
Vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2015. Phụ huynh cần đưa các bé đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng đúng lịch khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản để trẻ được phòng bệnh viêm não Nhật Bản triệt để. Hơn nữa phụ huynh cũng có thể đưa trẻ đến tiêm tại các phòng tiêm chủng dịch vụ khác.
5. Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản
Tại chỗ tiêm: có thể bị đau, sưng, đỏ (chiếm 5 – 10%). Một số có thể có phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
Những phản ứng phụ nêu ở trên đây thường xuất hiện tầm vài giờ sau khi tiêm và cũng sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Phản ứng phụ thường gặp ở mũi tiêm thứ 2 hay thứ 3 hơn là ở mũi tiêm thứ 1. Theo thống kê, số lượng cực nhỏ nhỏ (xác suất 1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp hơi choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng khoảng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý cấp cứu kịp thời.
Các bậc phụ huynh đã nắm rõ về địa điểm chích ngừa viêm não nhật bản ở đâu. Phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.