Có các dấu hiệu hạ đường huyết nào của trẻ?
1. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị hạ đường huyết
Thông thường, khi trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe, trẻ khó tự nhận biết, phụ huynh nếu không để ý con kỹ sẽ bỏ qua những triệu chứng ban đầu cảnh báo dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường không rõ rệt cần có sự hỗ trợ của bác sĩ và thiết bị mới có thể chẩn đoán được. Với trẻ lớn hơn các bậc phụ huynh cần chú ý một số biểu hiện sau:
Trước tiên, trẻ mắc bệnh hạ đường huyết thường run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt cơ thể giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh, có thể giảm trương lực toàn thân. Ngoài ra, trẻ có các dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng như thở nhanh, nhịp thở gấp, mạnh, thậm chí trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu bệnh trở nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi hôn mê li bì.
2. Cách xử lý trẻ bị hạ đường huyết
Khi thấy con có các dấu hiệu hạ đường huyết, cha mẹ phải có biện pháp điều chỉnh ngay. Bởi bệnh hạ đường huyết là một bệnh vô cùng nguy hiểm, phải cấp cứu ngay và cần tiến hành ở bất cứ đâu, bất cứ cơ sở nào, không phân tuyến điều trị.
Việc chữa trị căn bệnh này thì phải tuân thủ các nguyên tắc:
Lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu:
Điều trị tình trạng cơ bản gây ra dấu hiệu hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn. Triệu chứng ban đầu của trẻ thường có thể được điều trị bằng đường tiêu thụ. Chẳng hạn cha mẹ cho bé ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc chứa đường để nâng cao độ đường trong máu.
Tiêm cho trẻ ngay tùy từng trường hợp:
Tùy thuộc vào các dấu hiệu hạ đường huyết biểu hiện và độ tuổi trẻ mà chọn biện pháp điều trị hợp lý. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, bị co giật, hôn mê thì cần tiêm ngay TM 0,5-3g glucose – dưới dạng dung dịch glucose 30% (khoảng 2-10 ml tuỳ theo tuổi nhỏ hay lớn). Sau đó, bé cần truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi. Đồng thời, các bác sĩ có thể tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ.
Lưu ý, trẻ đang trong tình trạng tiểu đường cần tiêm đường ưu trương liều trước để cứu sống trẻ để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng cũng cần đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động hàng ngày.
3. Phòng chống hạ đường huyết ở trẻ
Việc phòng chống các dấu hiệu hạ đường huyết cho trẻ rất cấp bách và cần thiết. Trường hợp, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị cần điều trị dự phòng hạ đường huyết một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau sinh. Đối với trẻ lớn hơn cha mẹ cần cho trẻ bú 8 bữa sữa/ngày.
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do hạ đường huyết, cha mẹ có thể cho bé đi tới bệnh viện để xét nghiệm đường máu để được hướng dẫn và có lời khuyên tốt nhất.
Không chờ tới khi bé có các dấu hiệu hạ đường huyết mới đưa bé chữa trị mà ngay bây giờ cha mẹ hãy có chế độ dinh dưỡng chăm sóc để con có sức khỏe toàn diện nhé.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.