Chẳng may mắc viêm tuyến sữa có nên cho con bú?
Viêm tuyến sữa là một dạng nhiễm trùng, xuất hiện phổ biến nhất trong 6 tháng đầu cho con bú. Khi đã mắc phải các mẹ thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Hơn nữa còn lo lắng mình đang mắc viêm tuyến sữa có nên cho con bú không bởi sợ nguy cơ lây truyền. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn không như mọi người vẫn tưởng, hãy cùng làm rõ vấn đề viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không thông qua những nội dung dưới đây.
Viêm tuyến sữa khi cho con bú
Viêm tuyến sữa (hay viêm tuyến vú) là tình trạng một hay nhiều ống dẫn sữa của vú bị viêm nhiễm, kéo theo đó là các mô vú của phụ nữ bị sưng phù bất thường. Bệnh lý này thường liên quan đến việc cho con bú và có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc không. Bệnh có khả năng tiến triển làm áp-xe vú khi mủ tập trung trong các mô vú. Nặng hơn còn có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong nếu không được điều trị.
Có hai loại viêm tuyến vú là viêm tuyến vú không do nhiễm trùng và viêm vú nhiễm trùng. Trường hợp viêm tuyến vú không do nhiễm trùng thường là tắc tia sữa (tắc ống dẫn sữa). Đó là tình trạng sữa ứ đọng lại trong các mô vú ở những phụ nữ cho con bú. Còn viêm tuyến vú nhiễm trùng là loại phổ biến nhất, thường do loại vi khuẩn xâm nhập qua vùng da hoặc núm vú bị tổn thương gây nên. Các mẹ nên lưu ý phân biệt để có hướng điều trị và biết cách xử lý viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không?
Nguyên nhân và các nguy cơ gây viêm tuyến sữa
Nhiễm khuẩn
Khi các mẹ cho bé bú với tư thế không đúng thì sẽ khiến trẻ khó bú được. Cũng bởi thế mà bé mới lôi kéo mạnh, làm tổn thương, nứt vùng da đầu núm vú. Ngoài ra có những sản phụ cơ địa núm vú thụt vào trong hoặc bằng phẳng quá thì cũng khiến trẻ cắn mún đầu vú và gây nên các vết thương nhỏ, loét rộng ra.
Có những trẻ chưa biết bú, các mẹ phải nặn sữa ra nhưng lại vô tình không biết cách nặn làm núm vú tổn thương. Những yếu tố trên vô tình chính là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tuyến sữa vô cùng khó chịu. Bởi các vi khuẩn thông thường trú ngụ trên da không hề gây hại, nhưng một khi chúng có thể xâm nhập qua tổn thương ở da thì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Tắc ống dẫn sữa
Ống dẫn sữa có vai trò mang sữa từ các tuyến sữa đến núm vú. Khi bạn không biết cho con bú đúng cách, sữa tích tụ lại gây tắc ống dẫn sữa gây ra hiện tượng viêm vô khuẩn. Từ đó mới tiến triển dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các yếu tố nguy cơ
Có một số yếu tố có thể gây nên viêm tuyến vú như: loét hoặc nứt núm vú, chỉ sử dụng một tư thế cho bú, mặc áo ngực quá chật, từng bị viêm vú trước đó… Các mẹ nên để tâm khi nuôi con bằng sữa mẹ để tránh được nguy cơ không đáng có này. Ngoài ra, viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của bé con trong giai đoạn đầu đời. Mà bậc làm cha mẹ nào cũng luôn trăn trởlàm thế nào để nhiều sữa cho con bú.
Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?
Thực tế, các mẹ mắc viêm tuyến sữa có nên cho con bú. Bởi bên cạnh các thuốc kháng sinh dùng để điều trị khác thì nếu chúng ta tiếp tục cho con bú, cũng như vắt sữa mẹ đúng cách thì sẽ giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh. Có thể nói cách tốt nhất để lấy hết sữa ra chính là cho con bú.
Hơn nữa bạn cũng đừng lo lắng bởi loại sữa mẹ này tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ. Bởi dịch tiêu hóa có trong cơ thể bé có thể tự tiêu diệt được vi khuẩn. Trước khi cho bú mẹ cũng nên làm sạch bầu ngực bằng vài thấm nước ấm trong 15 phút, mỗi ngày ít nhất 3 lần.
Nhờ đó mà sữa mẹ sẽ dễ ra hơn. Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể massage bên ngực bị viêm tuyến sữa và nhớ cho bé bú cả 2 bên. Cách cho bé bú lý tưởng nhất là bắt đầu ở bên viêm cho hết sữa. Nếu viêm quá đau thì bạn có thể cho bé bú bên còn lại trước. cho đến khi sữa ra đều thì bú bên bị viêm.
Bởi viêm tuyến sữa có nên cho con bú nên chúng ta cũng có thể bơm hoặc vắt sữa ra nếu thấy trẻ ngậm vú bú làm đau. Trong quá trình chữa trị viêm tuyến sữa chúng ta có thể sử dụng kem chứa lanolin như Lansinoh có thể làm vết nứt mau lành và giảm cơn đau. Việc chữa bệnh cũng nên tiến hành theo chỉ định của bác sĩ sau khi bạn được thăm khám xong.
Vậy là chúng ta đã biết được viêm tuyến sữa có nên cho con bú hay không rồi. Bên cạnh uống thuốc và cho bé bú đều đặn thì bạn cũng nên lưu ý nghỉ ngơi bệnh mới chóng khỏi. Ngoài ra, để giảm đau bạn cũng có thể chườm nước đá hoặc ấm bên ngoài áo lót nữa.
Thụy Anh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.