Chẳng may bị sùi mào gà có cho con bú được không?
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm rất nhiều người mắc phải. Đường lây lan chủ yếu của bệnh chính là đường tình dục, do chủng virus có tên Human papilloma virus (HPV) gây nên sau khoảng 1 – 6 tháng. Tùy thể trạng của mỗi người mà khoảng thời gian phát bệnh có thể nhanh hoặc lâu khác nhau.
Bệnh nhân mắc sùi mào gà không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng. Không dừng lại ở mức độ làm biến dạng cơ thể, mà bạn còn có nguy cơ viêm nhiễm, vô sinh hay giai đoạn cuối còn ảnh hưởng tính mạng. Do đó hãy cân nhắc đến vấn đề bị sùi mào gà có cho con bú được không bởi nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ không mong muốn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Con đường lây truyền của bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội có con đường lây truyền gần giống với căn bệnh thế kỷ HIV. Chẳng hạn như nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn (không phòng tránh thai, quan hệ với nhiều người cùng lúc…) đều có nguy cơ mắc phải sùi mào gà. Còn lây truyền qua đường máu cũng phổ biến không kém.
Thông thường chúng ta sẽ thấy trường hợp tiếp xúc qua vết thương hở là nhiều nhất. Sau đó mới đến nguyên nhân khác là dùng chung vật dụng cá nhân (dao cạo râu, ống tiêm, bàn chải đánh răng…). Ngoài ra bệnh còn có nguy cơ truyền từ mẹ sang con khi đang mang thai.
Lúc này virus thông qua dây rốn và nhau thai chạy đến bào thai dẫn đến tình trạng sùi mào gà bẩm sinh của trẻ. Vậy còn trong trường hợp sinh con xong mới phát hiện mắc bệnh thì sao? Liệu bệnh nhân bị sùi mào gà có cho con bú được không?
Bị sùi mào gà có cho con bú được không và lời khuyên cho mẹ
Phụ nữ bị sùi mào gà có cho con bú được không
Phần lớn mẹ sau khi phát hiện bệnh đều rất lo lắng rằng liệu bị sùi mào gà có cho con bú được không? Thực chất virus gây bệnh có trong máu của người mắc phải nên các mẹ không nên cho con bú sữa lúc này. Bởi trong lúc ti mẹ các bé có thể cắn mạnh làm chảy máu.
Ngoài ra các nốt sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở quanh ngực, khi cọ xát cũng dễ lây lan sang trẻ nhỏ. Các u nhú trên cơ thể mẹ chỉ cần có va chạm nhỏ là có thể tổn thương và tiết dịch. Trong chất dịch này có chứa virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bé bởi làn da của con rất mỏng manh và dễ trầy xước.
Về phía người mẹ, bạn nên đi khám và chữa bệnh ngay để chóng hồi phục. Nếu trẻ đã được 3 tháng tuổi trở lên thì bạn có thể dùng sữa ngoài hoàn toàn và cách ly tuyệt đối với bé để phòng nguy cơ lây bệnh.
Đồ dùng của trẻ mẹ cũng không được dùng chung hoặc để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Thay vào đó hãy nhờ người nhà chăm sóc trẻ trong thời gian mẹ mắc bệnh. Vậy là chúng ta đã biết được bị sùi mào gà có cho con bú được không rồi, tuy nhiên bạn cũng phải lưu ý nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
Lời khuyên cho mẹ
Nếu sau khi sinh bạn mới phát hiện mình bị sùi mào gà thì rất có thể bé của bạn cũng đã nhiễm loại virus này. Bởi virus gây bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu, trung bình từ 3 – 6 tháng tùy theo sức đề kháng của mỗi mẹ. Thế nên sau sinh bạn mới phát hiện thì virus cũng đã có khả năng tồn tại lâu trong cơ thể trước đó.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì bạn hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín và bệnh viện chuyên khoa để khám và chữa trị kịp lúc. Tuyệt đối đừng để bệnh nặng hơn rồi mới đi chữa trị, nhất là với trẻ sơ sinh. Bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn còn rất non nớt nên dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm không đáng có.
Đừng giữ suy nghĩ không điều trị cho bé cho đến khi cai sữa, bởi nó có thể khiến bệnh nặng thêm. Khi đi thăm khám bạn nên đi cùng với cả chồng để tránh ô nhiễm ngược. Nếu bệnh còn ở giai đoạn đầu và mức độ nhẹ, u nhỏ li ti mọc lẻ tẻ thì bạn có thể chữa bằng thuốc.
Thuốc chữa sùi mào gà chủ yếu là kháng sinh dạng uống hoặc thuốc bôi tại chỗ để làm teo và rụng các u nhú nhỏ. Trong thời gian trị bệnh bạn cũng phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới mau khỏi. Với trường hợp bệnh nặng bạn có thể chữa bệnh bằng phương pháp quang động IRA.
Nguyên lý của biện pháp này là nhờ song cao tần để sản sinh nhiệt chiếu trực tiếp lên nốt sùi mào gà. Nhờ IRA mà nốt sùi có thể được loại bỏ nhanh chóng và ít gây tổn thương đến mô lành tính trên da. Bạn cũng không cần lo lắng sùi mào gà tái phát nữa.
Hy vọng với những thông tin kể trên các mẹ đã biết được bị sùi mào gà có cho con bú được không rồi. Hãy lưu ý đưa cả mẹ và bé đi thăm khám ngay để chữa được bệnh càng sớm càng tốt. Nhờ đó chúng ta có thể tránh được rất nhiều biến chứng không đáng có. Sau khi chữa trị xong bạn có thể tiếp tục tìm cách làm thế nào để nhiều sữa cho con bú để nuôi dưỡng trẻ.
Thụy Anh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.