Cách xử lý khi trẻ bị kiến cắn hiệu quả và an toàn

Cach Xu Ly Khi Tre Bi Kien Can Hieu Qua Va An Toan Hvivb 1595784869

Cách xử lý khi trẻ bị kiến cắn hiệu quả và an toàn

Các vết cắn của kiến thường gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Việc các bé cố gãi nhiều thì vết kiến cắn càng dễ bị viêm nhiễm, gây sưng tấy hay thậm chí là bị sưng mũ gây ra những bệnh ngoài da. Chính vì vậy, các mẹ không nên xem thường nếu thấy các vết cắn của kiến trên da trẻ. Để chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho bé, mẹ cần phải nắm vững những cách xử lý khi bé gặp phải những tình trạng này. Dưới đây là tất tần tật những kiến thức hữu ích cho mẹ khi trẻ bị kiến cắn, cùng tham khảo ngay nhé!

Phản ứng khi bé bị kiến cắn là gì?

Nhiều người lầm tưởng rằng, việc kiến cắn và kiến đốt là giống nhau nhưng thực tế là không phải. Khi kiến cắn vào da bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng của chúng vào da bé. Còn nếu kiến dùng ngòi châm ở phần đuôi cơ thể chích vào da thì là kiến đốt. Nọc độc của kiến có chứa 1 phần hoặc hỗn hợp các độc tố kích thích, với chất axit fomic là chính.

Thông thường khi bé bị kiến cắn, các triệu chứng do kiến cắn hay kiến đốt đều khá nhẹ, chỉ có cảm giác đau, đôi khi đau dữ dội nhưng tình trạng này thường sẽ dịu lại ngay sau đó. Ngoài ra, những vùng da xung quanh vết kiến cắn sưng to còn có thể bị phồng rộp và tấy đỏ. Trường hợp nguy hiểm nhất là khi cơ địa của trẻ quá mẫn cảm, có thể xuất hiện những dị ứng nguy hiểm, nhất là làn da của trẻ rất nhạy cảm.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-kien-can-hieu-qua-va-an-toan-1

Khi trẻ bị kiến cắn sẽ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

Nhưng nếu trẻ bị kiến độc cắn (như kiến ba khoang) thì mẹ cần phải lưu ý, đây là một trong những loại kiến có chứa  độc mạnh khiến cho làn da bị tổn thương, nổi bọng nước. Khi những bọng nước này vỡ ra sẽ bị lây lan rộng, ngứa ngáy, khó chịu. Nguy hiểm hơn, nếu chất pedirine trong kiến dính vào da sẽ gây tổn thương rộng, nếu dính vào mắt có thể khiến trẻ bị mù.

Xử trí như thế nào khi côn trùng cắn?

Khi trẻ bị kiến cắn, mẹ có thể áp dụng theo cách xử lý bước đầu dưới đây:

  • Nếu vết cắn gây ngứa: Có thể sử dụng kem dưỡng da có thành phần bổ sung kẽm hoặc bột baking soda vào vùng da mà trẻ bị cắn. Một cách khác để giúp trẻ giảm ngứa khi trẻ bị kiến cắn hiệu quả là đè trực tiếp vào vết cắn với áp lực mạnh trong khoảng 10 giây. Có thể sử dụng móng tay, nắp bút hoặc vật thể khác. Nên chú ý và khuyến khích con bạn không gãi hay chà mạnh lên những vết cắn. 
  • Nếu vết cắn gây đau: Dùng một chiếc khăn nhỏ ngâm vào dung dịch baking soda. Sau đó, đặt khăn vào vết cắn trong 20 phút sẽ khiến con bạn giảm cơn đau. Nếu không có bột baking soda, bạn cũng có thể áp dụng dùng khăn lạnh đắp lên chỗ sưng trong tối đa 20 phút. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Bôi gì khi trẻ bị kiến cắn

Đối với những trường hợp trẻ bị kiến cắn vết nhỏ và không có nọc độc thì sau khi vệ sinh vết cắn sạch sẽ bằng thuốc khử trùng hoặc nước sạch. Mẹ có thể sử dụng những sản phẩm thuốc bôi côn trùng cắn cho bé. Đối với trường hợp nặng hơn như da bé nổi bọng nước, viêm nhiễm lan rộng thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Một trong những sự lựa chọn an toàn cho trẻ, kể cả bé nhũ nhi từ 2 tháng tuổi trở lên là Remos IB của công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam). Remos IB – Gel có khả năng trị ngứa, viêm da và vết côn trùng cắn với các thành phần hiệu quả, an toàn kết hợp với công nghệ tiên tiến, giúp kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn, mau chóng phục hồi da như ban đầu. 

cach-xu-ly-khi-tre-bi-kien-can-hieu-qua-va-an-toan-2

Remos IB – Gel có khả năng trị ngứa, viêm da và vết côn trùng cắn

Trong thành phần của Remos IB của Rohto có chứa những chất hoạt động tại chỗ, khi hấp thu qua da sẽ chuyển hóa thành dạng bất hoạt nên đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của bé, có thể sử dụng cho cho cả toàn thân và vùng mặt.

Đặc biệt, sản phẩm Remos IB của Rohto còn có thể dùng được cho cả người lớn và bé trên 2 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm sử dụng để trị vết kiến cắn cho bé nhà mình trong trường hợp bé từ 2 tháng tuổi trở lên.

Phòng tránh kiến ba khoang cắn như thế nào?

Bên cạnh việc xử lý khi trẻ bị kiến cắn, mẹ cũng nên quan tâm đến việc bảo vệ bé an toàn trước những tác nhân gây nguy hiểm này. Có thể áp dụng những biện pháp để xua kiến khỏi nhà. Mặc dù vậy, mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn những phương pháp hiệu quả, an toàn để phòng tránh kiến, đặc biệt là loại kiến ba khoang nguy hiểm. Những cách phòng ngừa kiến ba khoang mà mẹ có thể tham khảo là:

  • Hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, đặc biệt là khi nơi ở gần cây cối, cánh đồng…
  • Nên ngủ trong màn và không nên đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng. Bởi kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng; nên bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ; giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng; khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động (như quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng).
  • Nếu đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang, không nên dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Có thể bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-kien-can-hieu-qua-va-an-toan-3

Cách phòng tránh kiến ba khoang cắn

Trên đây là chia sẻ một số thông tin về vấn đề trẻ bị kiến cắn cũng như cách phòng tránh để mẹ tham khảo. Mong rằng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *