Cách rã đông sữa mẹ đúng để không làm hư sữa

Cach Ra Dong Sua Me Dung De Khong Lam Hu Sua Jfgyt 1575883915

Cách rã đông sữa mẹ đúng để không làm hư sữa

Nếu rã đông sữa mẹ không đúng cách, đầu tiên chúng ta sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng quý giá trong thành phần. Thậm chí nặng hơn là còn có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó bạn cần nắm rõ cách bảo quản sữa mẹ cũng như cách rã đông sữa mẹ, để mang đến nguồn dinh dưỡng toàn vẹn nhất cho bé.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Sau khi vắt ra chúng ta nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay tủ đông. Dù kháng thể có khả năng bị giảm đi, nhưng nguồn sữa vẫn sẽ đảm bảo được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng. Cụ thể trong ngăn mát tủ lạnh sữa mẹ có thể bảo quản được 72 tiếng, còn trong ngăn đá là 1 tháng, tủ đông 3 tháng.

Sau khi rã đông và hâm nóng thì bạn chỉ cho bé ăn một lần, nếu còn thừa phải bỏ và không được cho bé dùng lại. Bạn nên học cách trữ sữa mẹ để có thể giữ được trọn vẹn nguồn dưỡng chất cho con. Sau khi vắt ra sữa nên được chứa vào bình hoặc túi đựng sữa.

Nếu bình thì có thể là bình nhựa hay bình bằng thủy tinh đã được trần nước sôi vô trùng. Sau khi vắt sữa vào mẹ cần ghi chú giờ ngày tháng đầy đủ lên trên để có thể phân biệt sữa cũ mới, đã hết hạn hay chưa và đem đi bảo quản trong tủ lạnh/đông.

Khi cần dùng, hãy áp dụng cách rã đông sữa mẹ đúng bằng phương pháp tự nhiên. Đó chính là bỏ sữa xuống dưới ngăn mát từ tối hôm trước, để rã đông từ từ. Sau khi rã đông hoàn toàn thì tiến hành hâm sữa nóng bằng cách trút lượng sữa đúng cữ vào bình bú rồi ngâm trong nước ấm nóng tới lúc nóng đều sữa bên trong.

Bạn phải nhớ kiểm tra chính xác độ nóng sữa trong bình trước khi cho bé bú. Tốt nhất là bé nên được bú sữa ngay khi đã hâm nóng. Lưu ý bằng cách rã đông sữa mẹ này, chúng ta sẽ thấy một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình, đó chính là chất béo cần thiết trong sữa mẹ. Trước khi con dùng bạn chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó là nó sẽ được hoà tan đều trong sữa.

Cách rã đông sữa mẹ đúng để không làm hư sữa 1Phải biết cách rã đông sữa mẹ đúng để giữ sữa tươi ngon nhất

Hướng dẫn cách rã đông sữa mẹ đúng

Cách rã đông sữa mẹ khi được bảo quản trong ngăn đá

Một ngày trước khi dự định cho bé sử dụng, mẹ nên đưa sữa từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông mà vẫn giữ được nhiệt độ tủ lạnh. Hoặc chúng ta cũng có thể rã đông sữa trong một chậu nước. Nhưng cần lưu ý nước trong chậu phải là nước đá lạnh.

Khi sữa đã chuyển hoàn toàn thành dạng lỏng thì mẹ hãy nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa và phần nước sữa trong hòa quyện với nhau. Sau đó tiến hành thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để ủ sữa đến nhiệt độ thích hợp cho bé dùng.

Cách rã đông sữa mẹ khi được bảo quản trong ngăn mát

Sau khi lấy sữa trong ngăn mát ra thì bạn hãy ngâm trong nước ấm 40 độ, cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp cho bé dùng. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm sữa trong nước quá nóng bởi hành động này sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất chứa trong sữa mẹ.

Điều quan trọng nhất mà ai nuôi con bằng sữa mẹ cũng phải lưu ý là sữa sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, chúng ta chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa vặn mỗi cữ ăn cho bé. Hãy nắm kỹ cách rã đông sữa mẹ trên đây để đem đến cho bé một nguồn dưỡng chất đầy đủ và hữu ích nhất nhé.

Cách rã đông sữa mẹ đúng để không làm hư sữa 2Sau khi lấy sữa ra từ tủ lạnh thì ngâm trong nước ấm nóng cho đến khi đạt chuẩn

Một số sai lầm hay mắc phải khi rã đông sữa mẹ

Không nên rã đông sữa mẹ đông lạnh ở nhiệt độ phòng: Môi trường nhiệt độ phòng có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập rất cao. Do đó chúng ta nên để rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.

Không rã đông bằng cách đun hay bằng lò vi sóng: Bởi sóng microwave, sóng điện từ sẽ làm mất đi các vitamin và kháng thể thiết yếu chứa trong sữa. Từ đó làm sữa mẹ mất một phần chất đạm cũng như các dinh dưỡng quý báu khác, hơn nữa khi sữa nóng không kiểm soát được còn có nguy cơ làm bỏng. Đặc biệt tuyệt đối không được pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.

Không nên sử dụng bếp để rã đông sữa mẹ: Nếu để một túi hoặc bình đựng sữa mẹ vào nồi nước sôi trên bếp, sữa có thể bị quá nóng và làm phá hủy các chất dinh dưỡng cũng như gây bỏng nguy hiểm cho bé. Hơn nữa sữa còn có nguy cơ nóng không đều dễ gây bỏng miệng trẻ.

Không lắc bình sữa rã đông hay thay đổi nhiệt độ đột ngột: Nguyên nhân là bởi khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, tính năng của các kháng thể, protein giúp bảo vệ cơ thể có trong sữa sẽ bị mất đi. Do đó, chúng ta nên hết sức cẩn thận và tuân thủ đúng theo cách rã đông sữa mẹ để có được nguồn sữa quý giá nhất.

Cách rã đông sữa mẹ đúng để không làm hư sữa 3Mẹ nhớ ghi giờ ngày tháng vắt sữa trên túi hoặc bình trữ sữa trước khi đem đi bảo quản

Nếu bạn thấy sữa sau khi rã đông có hiện tượng bị kết tủa thành đám mây trắng đục thì có nghĩa là nó đã hỏng không sử dụng được. Sữa lúc này không những không đảm bảo chất lượng, mà cũng không an toàn cho đường tiêu hoá chưa toàn diện của trẻ. Sau khi ghi ngày tháng lên nhãn thì bạn cần ưu tiên rã đông và hâm nóng bình sữa đã bảo quản lâu nhất.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *