Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng còi xương
1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng còi xương
Bệnh suy dinh dưỡng còi xương thường xảy ra ở những bé đẻ non, nhẹ cân, thấp còi dưới 3 tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể bao gồm tâm sinh lí của đứa bé.
Bên cạnh đó trẻ còn bị bệnh này bởi các nguyên nhân sau:
-
Trẻ thiếu các chất dinh dưỡng, không được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời kì từ 0 đến 6 tháng tuổi, ăn dặm quá sớm, thiếu các loại vitamin và khoáng chất…
-
Trẻ không được hấp thụ vitamin D dưới ánh sáng mặt trời.
-
Trẻ rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể;
-
Người mẹ đã quá bận rộn của công việc mà không để ý đến bữa ăn, hay tâm tư tình cảm của con mình.
2. Dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng còi xương
Trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương sẽ trở nên nguy kịch hơn nếu thờ ơ , không phát hiện để điều trị kịp thời. Thế nên, muốn con bạn không gặp phải tình cảnh đó hãy chú tâm vào những triệu chứng sau:
-
Trẻ đứng cân hoặc giảm cân trong nhiều tháng gần đây, bé có chiều cao thấp bé so với con số tiêu chuẩn.
-
Trẻ chậm chạp trong việc phát triển về vận động, trí tuệ và nhận thức
-
Trẻ ngủ ít, ngủ hay giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, quấy khóc, danh xanh nhợt, tóc rụng hoặc thưa
-
Trẻ hay buồn bực, lờ đờ, uể oải
3. Lời khuyên của chuyên gia trong chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng còi xương
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia xem sao nhé!
-
Có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp: dinh dưỡng luôn là chìa khóa hết sức quan trọng trong phát triển cân nặng đối với bé. bạn cần đảm bảo rằng bé hấp thu đầy đủ những thực phẩm an toàn giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng không kém hấp dẫn, thu hút. bé cần phải được bổ sung đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương còn có thể do bé chán ăn, kém ăn. chính vì thế hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
-
Cho bé tắm nắng hàng ngày, sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu canxi.
-
Xây dựng thói quen sinh hoạt cho bé: luyện cho bé những bài tập vận động nhẹ nhàng, khơi dậy phát triển trí não cũng như tính nhạy bén trong các tình huống. luôn tạo không khi vui tươi, khiến bé thích thú trong việc tiếp xúc với môi trường xung quang.
-
Môi trường xung quanh bé cũng cần được chăm sóc sạch sẽ.
-
Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, lắng nghe những câu chuyện mà người bệnh kể lại. Nếu như bé có các triệu chứng nghi ngờ vấn đề về tâm lí thì mẹ nên đưa ngay đến các trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hợp lí nhất.
Hi vọng những lời khuyên từ các chuyên gia có thể giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, những bài tập thực hành, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng còi xương. chúc con bạn luôn khỏe mạnh, đùa nghịch vui vẻ.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.