Bệnh sởi trẻ sơ sinh, đừng nhầm với sốt phát ban

Benh Soi Tre So Sinh Dung Nham Voi Sot Phat Ban Kwdxa 1527067354

Bệnh sởi trẻ sơ sinh, đừng nhầm với sốt phát ban

Tác nhân chủ yếu gây bệnh sởi là do chủng virus cấp tính có tên morbillivirus gây ra. Chủng virus này thuộc họ Paramyxoviridae và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, khó lường đối với sức khỏe của trẻ.

Sởi da lòng ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp phải các biến chứng về đường hô hấp cùng như các chức năng hoạt động của một số bộ phận như tim, thận, phổi, gây nguy hiểm tới sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của trẻ.

Phân biệt sởi trẻ sơ sinh và sốt phát ban

Bệnh sởi trẻ sơ sinh, đừng nhầm với sốt phát ban 1Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân là dấu hiệu sốt phát ban

Sốt phát ban thông thường: Đây là bệnh sốt phát ban lành tính nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.

Phát ban do sởi: Lúc đầu ban sởi xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Điểm khác biệt giữa sởi trẻ sơ sinh và phát ban là ban sởi dạng sẩn và nổi lên bề mặt da,  có thể cảm nhận bằng tay, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có triệu chứng đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.

Bệnh sởi trẻ sơ sinh, đừng nhầm với sốt phát ban 2Lúc đầu ban sởi xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân

Lưu ý trong điều trị và chăm sóc sởi trẻ sơ sinh

Khi mắc bệnh sởi và sốt phát ban, trẻ cần được cách ly để không gây nhiễm bệnh cho những người khác. Nếu có triệu chứng sốt cao, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt gốc Paracetamol để tránh tình trạng sốt quá cao gây co giật hoặc gặp các biến chứng lên não.

Ngoài ra nên bổ sung ngay lập tức vitamin A để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên lưu ý tham khảo bác sĩ liều lượng vitamin A phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

Chú ý bệnh sởi là căn bệnh lây nhiễm, nên khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân đầy đủ với xà phòng diệt khuẩn và sử dụng khẩu trang để đảm bảo không mang mầm bệnh phát tán ra ngoài. Ngoài ra cũng cần đảm bảo cách ly trẻ ở một phòng riêng, thoáng mát, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời để giúp quá trình điều trị bệnh của trẻ đạt hiệu quả cao.

Bệnh sởi trẻ sơ sinh, đừng nhầm với sốt phát ban 3Cha mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân đầy đủ với xà phòng diệt khuẩn và sử dụng khẩu trang để đảm bảo không mang mầm bệnh

Cha mẹ cũng nên lưu ý bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ các loại thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch để giúp cơ thể trẻ tự chống chọi và loại bỏ virus gây bệnh. Các bà mẹ có con sơ sinh bị ban sởi thường được khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm bao gồm thịt bò, các loại rau xanh sẫm, các loại hạt ngũ cốc, hạt đậu và các loại hoa quả nhiều màu sắc để giúp tăng cường chất lượng cho sữa mẹ, giúp trẻ có được đề kháng miễn dịch tốt. Ngoài ra cũng nên lưu ý chia nhỏ bữa sữa của trẻ và không ép trẻ ăn để tránh tình trạng sợ bú sữa mẹ hoặc sặc sữa gây nguy hiểm cho trẻ.

Trường hợp trẻ sơ sinh có bất kỳ biểu hiện khác thường nào như da mặt tái đi, xỉu dần, khó thở, bỏ ăn, lừ đừ, cha mẹ cần đưa ngay tới các cơ sở y tế và bệnh viện gần nhất để các bác sĩ kịp thời có phương pháp điều trị và cấp cứu, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Bảo Bảo

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *