Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Benh Nhiem Trung Mau O Tre So Sinh Va Nhung Dieu Me Can Biet Msciz 1569062358

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Nhiễm trùng máu có thể xảy ra sớm nhưng cũng có thể xảy ra muộn từ một đến hai tuần sau khi sinh. 

Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch…) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não – màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực.

1. Nguyên nhân nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Những trường hợp nhiễm trùng máu trước khi sinh thường là do trong thời gian mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu… Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.

Những trường hợp vỡ ối sớm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phần nước ối bị “ô nhiễm” này, nguy cơ viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu sẽ rất cao.

Nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu… Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng khá cao.

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biếtTrẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch

2. Triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé mà các biểu hiện có thể thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng não như ngừng thở, hạ huyết áp… Nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da, phổ biến nhất là tình trạng viêm da nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể rất đa dạng, và dễ bị “nhận nhầm” với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, đa số các trường hợp nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây. 

  • Sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp bơn 35 độ.
  • Không có sức ăn, thậm chí uống sữa.
  • Phản ứng chậm, khóc yếu.
  • Buồn ngủ hoặc ngủ li bì.
  • Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, thở khò khè.
  • Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng….
  • Da vàng hoặc có vẻ tím tái, xanh xao.
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết 1Trẻ bị sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp bơn 35 độ

3. Chăm sóc và điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Tùy loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có các biểu hiện lâm sàng sớm hoặc muộn khác nhau, tiên lượng bệnh và thời gian sử dụng kháng sinh cũng khác nhau. Chẳng hạn, nếu máu nhiễm liên cầu nhóm B thì triệu chứng xuất hiện sau khi sinh 3-4 giờ, nếu muộn cũng chỉ 1-2 tuần với những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng mão mủ (ngừng thở, huyết áp hạ…). Nếu bệnh do tụ cầu (ít gặp hơn) thì thường nặng và có biểu hiện ở xương và da (viêm da nhiễm trùng). 

Để việc điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh đạt kết quả cao, nhất thiết phải làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với loại vi trùng gây bệnh. Trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất 3 tuần. Ngoài ra, phải điều trị tích cực các triệu chứng đi kèm như tình trạng mất nước, co giật do trẻ nôn nhiều.

Nhiễm trùng máu trẻ sơ sinh liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh… Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ; nếu có viêm nhiễm âm đạo (hoặc bệnh lây qua đường tình dục…) thì phải được chữa trị triệt để. 

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết 2Để phòng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ

Khi đẻ, phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. 

Khi chăm sóc trẻ, phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh làm lây lan và tái nhiễm cho trẻ; dùng tã lót, áo mũ sạch sẽ vô trùng. Đặc biệt khi thấy trẻ có triệu chứng nêu trên, cần đưa đến bệnh viện ngay.

4. Cách phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm dẫn tới diễn biến nặng gây ra nhiễm trùng máu. Những trẻ đang bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa phải được đặc biệt theo dõi diễn biến của bệnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng.

Việc chữa trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh cực kỳ phức tạp. Trẻ bị nhiễm trùng máu đều phải điều trị tích cực, nhiều trường hợp phải lọc máu. Các trường hợp bị nhiễm trùng máu cần có sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa nhi để phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *