Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Bai Truyen Thong Phong Chong Suy Dinh Duong Tre Em Wgblf 1529418536

Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em hay gặp là tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng trong đó thiếu năng lượng thường gặp hơn thiếu protein, tuy nhiên hai loại thiếu dinh dưỡng này thường liên quan và đi liền với nhau.

Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho biết: Khi khẩu phần ăn thiếu năng lượng dẫn đến việc đốt cháy protein để bổ sung thêm năng lượng mà các protein này lẽ ra phải dùng cho sự phát triển và duy trì chức năng của cơ thể. Tuy nhiên khi đủ năng lượng nhưng vẫn thiếu protein do thành phần thức ăn không đủ lượng protein cần thiết.

Ở Việt Nam, trước những năm 1990, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn nằm trong số các nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. 

Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ emSự nghèo khổ, yếu tố kinh tế xã hội dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng

Những yếu tố ảnh hưởng chung để cả một khu vực, vùng, hay một nước:

  • Sự nghèo khổ, yếu tố kinh tế xã hội
  • Yếu tố môi trường như việc quản lý phân kém, thiếu nước sạch, nhiều nhà không có hố xí.
  • Dịch vụ chăm sóc y tế cơ sở còn yếu, chưa phối hợp liên ngành.

Nguyên nhân trực tiếp:

  • Chế độ ăn không đủ về chất lượng và số lượng, thiếu năng lượng và protein và các chất dinh dưỡng khác bao gồm cả vitamin và vi lượng
  • Các bệnh nhiễm trùng càng làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng

  • Theo dõi biểu đồ phát triển

Từ bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ta biết rằng: Suy dinh dưỡng ở trẻ em tiến triển rất phức tạp, những dấu hiệu ban đầu rất khó phát hiện nên cần có sự theo dõi liên tục để nhận biết sớm và can thiệp kịp thời. Khi một đứa trẻ tăng cân đó là biểu hiện bình thường, khi cân nặng không thay đổi là dấu hiệu cảnh báo, nếu sụt cân là dấu hiệu nguy hiểm.

  • Cho ăn bổ sung hợp lý

Mẹ nên làm gì khi bé bị suy dinh dưỡng? Từ tháng thứ 5,6 trở đi sữa mẹ không còn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho việc phát triển của trẻ, vì vậy trẻ cần được cho ăn bổ sung. Thức ăn phải có độ đậm đặc và năng lượng thích hợp, cho ăn từ lỏng đến sệt, đặc. Thức ăn bổ sung cần phải cân đối các chất dinh dưỡng, số lần ăn và số lượng thức ăn cũng theo nguyên tắc tăng dần.

Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 1Thức ăn bổ sung cần phải cân đối các chất dinh dưỡng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả các nước phát triển việc nuôi con bằng sữa mẹ đang có xu hướng giảm rõ rệt do quá trình đô thị hóa và sự phổ biến của các sản phẩm thức ăn nhân tạo trên thị trường. Đây cũng chính là một trong nhiều thông điệp mà bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần truyền tải.

Tuy nhiên cho đến ngày nay người ta phải thừa nhận rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và không có loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Ở nước ta nuôi con bằng sữa mẹ là phong tục tập quán và đa số các bà mẹ chọn cách này do lợi ích kinh tế nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay.

Sữa mẹ được bài tiết trong một vài ngày sau đẻ được gọi là sữa non, màu vàng nhạt và sánh đặc. Sữa non nhiều năng lượng, protein và Vitamin A, nhiều chất tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non tuy ít nhưng chất lượng rất cao đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mới đẻ. Bước qua giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định.

Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 2Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ

Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ (chứa protein, lipid, lactose, vitamin, muối khoáng).

Sữa mẹ có nhiều chất kháng khuẩn.

Sữa mẹ còn có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ thường không bị dị ứng, eczema như một số trẻ ăn sữa bò do IgA tiết ra cùng với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng.

Việc cho trẻ bú giúp gắn kết tình cảm mẹ con, trẻ cũng ít quấy khóc hơn.

Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ: Giúp bà mẹ chậm có thai, co hồi tử cung cầm máu cho bà mẹ sau đẻ, giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú.

  • Tiêm chủng để phòng nhiễm trùng

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả. Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là một vòng xoắn bệnh lý. Việc phòng nhiễm trùng giúp trẻ tránh mắc các bệnh nguy hiểm, trẻ phát triển tốt hơn và năng lượng trẻ nhận được qua thức ăn sẽ tập trung chủ yếu vào sự tăng trưởng và phát triển của của cơ thể.

  • Kế hoạch hóa gia đình

Gia đình đông con sẽ khiến các bà mẹ khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì vậy, kế hoạch hóa gia đình cần được thực hiện nhằm nuôi dạy trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Giáo dục dinh dưỡng

Tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ trước, trong và sau khi mang thai bằng các biện pháp hợp lý.

Qua bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên, chúng ta phần nào hiểu được suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề không chỉ của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng sẽ đóng góp không nhỏ vào công cuộc đào tạo nguồn lực cho đất nước.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *