Thắc mắc: Đắp mặt nạ dưỡng da quá thường xuyên có tốt không?

Thac Mac Dap Mat Na Duong Da Qua Thuong Xuyen Co Tot Khong Mygrd 1594020401

Thắc mắc: Đắp mặt nạ dưỡng da quá thường xuyên có tốt không?

Mặt nạ dưỡng da là một trong những sản phẩm skincare thân thuộc và thiết yếu của phái đẹp. Thế nhưng, liệu bạn có thật sự hoàn toàn hiểu rõ về cách sử dụng “bảo bối” làm đẹp này?

Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm không ngừng cho ra đời những dòng mặt nạ đa dạng và phong phú. Từ mặt nạ giấy cho đến mặt nạ rửa, các nàng có thể tha hồ chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc da riêng biệt của phái đẹp, những chiếc mặt nạ được nâng cấp với những công dụng dưỡng đa dạng như làm trắng da, trị mụn và chống lão hóa. Có thể nói rằng, đắp mặt nạ đã trở thành bước skincare được các quý cô yêu thích. Đặc biệt là khi sản phẩm làm đẹp này được các ngôi sao nổi tiếng nhiệt tình “lăng xê”. 

Tuy nhiên, hấu hết các cô nàng thường mắc phải một sai lầm giống nhau khi dưỡng da với mặt nạ, đó chính là sử dụng quá thường xuyên. Over-masking là từ dùng để chỉ thói quen nghiện đắp mặt nạ. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích tích cực cho da, thế nhưng cường độ đắp quá dày đặc lại dẫn đến những hiệu quả ngược.

thac-mac-dap-mat-na-duong-da-qua-thuong-xuyen-co-tot-khong1Over-masking mang đến những tác hại nào cho làn da của bạn?

Những thành phần dưỡng da phổ biến của mặt nạ

Các nàng nên tìm hiểu đôi nét về các thành phần cũng như công dụng dưỡng da. Điều này giúp bạn chọn mua được dòng mặt nạ phù hợp với nhu cầu của làn da. Dưới đây là một số thành phần phổ biến thường góp mặt trong các sản phẩm mask:

  • Hyaluronic acid hoặc glycerin: Hydrat hóa.
  • Enzyme từ các loại trái cây: Tẩy da chết giúp làm sáng và mịn da.
  • Salicylic acid: Dành cho da dầu và da mụn.
  • Đất sét: thải độc cho da.
  • Chất chống ôxy hóa: Bảo vệ da và chống lão hóa.
  • Các thành phần giúp làm dịu da như lô hội, hoa cúc,…
thac-mac-dap-mat-na-duong-da-qua-thuong-xuyen-co-tot-khong2Khi sử dụng mặt nạ, các nàng nên lưu ý kỹ thành phần chứa trong sản phẩm

Nhận biết tình trạng over-making (nghiện đắp mặt nạ)

Việc đắp mặt nạ quá thường xuyên có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da. Từ đó, da của bạn sẽ dần trở nên yếu đi. Làn da sẽ mất khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường và dễ bị kích ứng. Over-masking sẽ thường dẫn đến một số vấn đề như da trở nên khô, bong tróc và ngứa. Theo các chuyên gia da liễu, các nàng nên đắp mặt nạ từ 2-3 lần/tuần. Đây là bí quyết giúp bạn nhận được hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, thành phần của mask cũng đóng vai trò quyết định số lần sử dụng. Những dòng mặt nạ có công thức dưỡng ẩm và làm dịu cho phép bạn sử dụng vài lần trong một tuần. Trong khi đó, các sản phẩm chứa thành phần mạnh như AHAs, BHAs, retinol chỉ nên được dùng mỗi tuần một lần. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn thử dưỡng da với phương pháp multi-masking (áp dụng nhiều loại mặt nạ dưỡng da), bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Xem kỹ thành phần sản phẩm để chắc chắn rằng các thành phần có thể kết hợp được với nhau. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng kích ứng da. 
  • Chỉ đắp mặt nạ lên vùng da cần dưỡng. Ví dụ nếu bạn sử dụng mặt nạ đất sét và mặt nạ chứa salicylic acid để kiềm dầu cho vùng chữ T, hãy chỉ đắp ở vùng da này. 
thac-mac-dap-mat-na-duong-da-qua-thuong-xuyen-co-tot-khong3Nên đắp mặt nạ từ 2-3 lần/tuần

Đắp mặt nạ thường xuyên gây ảnh hưởng thế nào?

Ảnh hưởng của over-masking sẽ tùy thuộc vào từng loại da. Các dòng mặt nạ có chứa các thành phần tẩy tế bào chết và kiềm dầu sẽ khiến da bị khô và viêm nếu sử dụng quá nhiều. Những nàng da dầu có thể cân nhắc đắp nhiều lần hơn trong một tuần. Thế nhưng đối với cô nàng da khô và nhạy cảm, chỉ nên đắp loại mặt nạ này duy nhất một lần trong tuần. Đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da cực kỳ nhạy cảm, over-masking có thể tăng khả năng gây ra những triệu chứng viêm như chàm và hồng ban. 

Nghiên cứu cho thấy over-masking có thể khiến bạn gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc kích thích. Triệu chứng này xuất hiện khi da phải tiếp xúc với quá nhiều hóa chất. Trong mặt nạ thường sẽ có một lượng chất tạo mùi và chất bảo quản nhất định. Sử dụng quá thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các thành phần hóa học này tác động lên da. Từ đó, làn da của bạn yếu đi, nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng. 

Tình trạng nhiễm bẩn và nổi mụn xuất sẽ hiện do sai lầm trên. Hầu hết mọi người đều nghĩ đắp mặt nạ càng dày da càng hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, khi đắp mặt nạ, nhiệt độ trên da tăng lên, da mặt bị bịt kín với những dưỡng chất và nước mà mặt nạ cấp cho da. Như vậy đồng nghĩa với việc cản trở quá trình bốc hơi nước trên bề mặt da trong suốt quá trình đắp, vô tình khiến lỗ chân lông trên da trở thành ổ vi khuẩn. Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn càng dễ đi vào da hơn, gây ra mụn nhọt, mẩn đỏ.

Mặt nạ là món mỹ phẩm thần kỳ được yêu thích của mọi tín đồ làm đẹp. Vì vậy, đừng để việc đắp mặt nạ sai cách hủy hoại làn da của bạn nhé.

Nhân Tâm

Nguồn tham khảo: Báo Elle

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *