Chị em cần biết: Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?

Chị em cần biết: Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không? -1

Theo khảo sát của Bộ Y tế, cứ 10 người phụ nữ thì có 8 người từng mắc virus HPV. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư nội mạc tử cung, làm dấy lên thắc mắc: “Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?”.

Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính rằng, ung thư nội mạc tử cung đứng thứ 4 trong số những căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Con số này lại càng tăng lên nhanh chóng ở những nước phát triển, nơi có tỷ lệ béo phì cao. Vì vậy, “Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em. Đừng lo lắng! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Ung thư nội mạc tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu về “Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?”, chị em cần hiểu rõ ung thư nội mạc tử cung là gì. Ung thư nội mạc tử cung được hình thành từ những biểu mô nội mạc tử cung. Trong quá trình phát triển, các biểu mô này sẽ trở thành u biểu mô ác tính. Sau đó, được biệt hóa thành dạng tuyến, có khả năng xâm nhập vào lớp cơ tử cung và lan tới các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn mãn kinh và hội chứng tiền mãn kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng lâu dài cho sức khỏe của người phụ nữ.

Chị em cần biết: Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không? -1
Ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung thường bị nhầm lẫn với một số căn bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể phát hiện bệnh kịp thời bằng những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh.
  • Chảy dịch âm đạo bất thường, thường đi kèm với máu, tạp khuẩn và có mùi hôi.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài dẫn đến rong kinh, rong huyết.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Tiểu tiện thường xuyên, đau nhức khi đi vệ sinh.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Buồn nôn, mệt mỏi, kiệt sức.
  • Đau vùng xương chậu và bàng quang do khối u phát triển và chèn ép lên vùng hạ vị.
Chị em cần biết: Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không? 3
Xuất huyết âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu ung thư nội mạc tử cung

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Trên thực tế, bệnh ung thư nội mạc tử cung có thể xảy ra ở nữ giới trong bất cứ độ tuổi nào. Để loại trừ khả năng mắc bệnh, chị em có thể căn cứ vào một số yếu tố tiềm ẩn dẫn đến căn bệnh này là:

  • Yếu tố di truyền: Ung thư nội mạc tử cung có khả năng di truyền, đặc biệt là từ mẹ sang con. Vì vậy, nếu trong gia đình xuất hiện người mắc phải bệnh lý này, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
  • Tuổi tác: Phụ nữ từ 50 – 70 tuổi có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Điều này lại càng phổ biến ở những trường hợp mãn kinh muộn, sau 55 tuổi.
  • Béo phì: Số cân nặng vượt quá 25kg so với cân nặng thông thường cho thấy cơ thể bạn đang bị dư thừa hormone estrogen. Đây chính là nguyên nhân làm tăng sản nội mạc tử cung, từ đó phát triển thành các tế bào ung thư.
  • Tiền sử bệnh: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung sẽ tăng cao ở những bệnh nhân từng mắc các bệnh liên quan như: Ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư vú, tiểu đường, huyết áp cao,…
  • Sử dụng thuốc: Uống quá nhiều thuốc estrogen đơn thuần gây mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt và khiến nội mạc tử cung trở nên quá dày.
  • Tình trạng sinh con: Chị em sinh ít con hoặc chưa từng sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sinh nhiều con.

Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?

Ung thư tử cung có chữa khỏi không? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị những phương pháp phù hợp, nữ giới hoàn toàn có thể chiến thắng được căn bệnh ung thư nội mạc tử cung.

chi-em-can-biet-ung-thu-noi-mac-tu-cung-co-chua-khoi-khong 3.jpg
Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không tùy thuộc vào tình trạng bệnh

Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc căn bệnh sẽ để lại nhiều di chứng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Hơn nữa, tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như: Tim, não, phổi,… người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.

Làm sao để phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung?

Thay vì lo lắng: “Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?”, chị em nên thực hiện đều đặn các biện pháp phòng ngừa đơn giản hàng ngày sau:

Duy trì cân nặng phù hợp

Thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe con người như: Máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch vành, đột quỵ,…

Vì vậy, để ngăn ngừa các bệnh lý trên, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để kiểm soát chặt chẽ cân nặng của bản thân. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn các loại rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời, hạn chế dung nạp quá nhiều chất đạm, chất kích thích như: Rượu, bia,…

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp phụ nữ ở độ tuổi trung niên nâng cao sức đề kháng để chống lại những tác nhân gây bệnh. Không những vậy, phương pháp này còn giúp bạn tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, bảo vệ hệ tim mạch, hệ hô hấp và sức khỏe xương khớp.

Tầm soát ung thư định kỳ

Thông thường, phương pháp tầm soát ung thư sẽ được thực hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư để được điều trị kịp thời. 

Chị em cần biết: Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không? 5
Phụ nữ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh nên tầm soát ung thư định kỳ 

Trong trường hợp mắc bệnh, bác sĩ có thể dễ dàng điều trị bệnh kịp thời ở giai đoạn sớm. Điều này giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, tiền bạc và phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được “Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?”. Hãy duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của cả bản thân và gia đình, bạn nhé!

Xem thêm:

  • Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung
  • Dấu hiệu ung thư cổ tử cung tái phát
  • Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *