Nhiễm nấm Candida âm đạo có chữa được không?

Nhiem Nam Cadida Am Dao Co Chua Duoc Khong Qqqxk 1597742306

Nhiễm nấm Candida âm đạo có chữa được không?

Nhiều chị em lo lắng liệu nấm Candida âm đạo có chữa được không vì bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt thường ngày, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh lý kèm theo khác.

Nhiễm nấm Candida là bệnh gì?

Nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida gây ra. Nấm này có thể gây tổn thương cho da, miệng, máu và bộ phận sinh dục.

Nhiễm nấm Cadida âm đạo có chữa được không? 1Nấm Candida là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida gây ra

Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường vùng âm đạo cân bằng thì nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi môi trường axit mất cân bằng độ pH ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo đối với phụ nữ.

Những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà bệnh thường xuất hiện. Nguy cơ nhiễm nấm sẽ tăng lên bởi một số loại thuốc và một số bệnh.

Triệu chứng của nhiễm nấm Candida âm đạo

Bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Vùng âm đạo bị tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn;
  • Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi;
  • Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn, khó khăn;
  • Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ;
  • Khí hư ra nhiều;
  • Đi tiểu khó, tiểu nhiều;
  • Nếu bị nặng thì âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.
Nhiễm nấm Cadida âm đạo có chữa được không? 2Bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo dễ bị ngứa đỏ vùng kín, khí hư ra nhiều…

Lưu ý khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể cũng sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo

Nấm Candida albicans là tác nhân phổ biến nhất gây nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm men gây ra bởi các loại nấm candida khác có thể khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp chuyên sâu hơn.

Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo, bao gồm:

  • Sự thay đổi hormone: Những thay đổi khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh (hoặc nếu bạn dùng thuốc tránh thai) có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
  • bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy (lớp lót ẩm) của âm đạo có thể tạo ra một nơi cho nấm men phát triển.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo của bạn.
  • Thụt rửa và sử dụng thuốc xịt âm đạo: Việc sử dụng các sản phẩm này có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn dương tính với HIV hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, cũng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển không kiểm soát.
  • Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục.

Nhiễm nấm Candida âm đạo có chữa được không?

Thường để điều trị nấm Candida âm đạo, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng nấm, gồm các loại thuốc sau đây:

  • Clotriamazole 100mg: đặt 1 viên thuốc đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất Clotriamazole
  • Econazole 150mg: đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngày
  • Fluconazol 150mg: uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày khi sử dụng Itraconazol 100mg.
  • Có thể dùng Gentian 0,5% để bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.
Nhiễm nấm Cadida âm đạo có chữa được không? 3Thuốc trị nấm âm đạo Clotrimazol có bán ở hệ thống nhà thuốc Vifa.

Chú ý những loại thuốc này tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

Bên cạnh đó, để hạn chế diễn tiến của bệnh nấm Candida âm đạo, bạn nên có các biện pháp chăm sóc vùng kín như sau:

  • Tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng
  • Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoáng
  • Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn bị tiểu đường
  • Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trời

Nếu bệnh tái đi tái lại, bạn nên đi kiểm tra bởi rất có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do việc dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen… khiến cho cơ thể bạn bị suy giảm sức đề kháng.

Muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu và đây chính là nguyên nhân khiến cho người vợ dễ bị tái phát nhiều lần.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *