Bỏ túi những lưu ý khi dùng nước súc miệng

Bo Tui Nhung Luu Y Khi Dung Nuoc Suc Mieng Sachb 1560051433

Bỏ túi những lưu ý khi dùng nước súc miệng

  • Chọn nước súc miệng

Ghi nhớ những lưu ý khi dùng nước súc miệng nếu muốn chọn nước súc miệng. Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor…) pha chế dưới dạng dung dịch. Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn. Bởi cồn có tác dụng làm cho hơi thở thơm tho nhưng nếu sử dụng lượng cồn quá lớn thì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị khô khoang miệng.

Bạn cũng cần chọn loại nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Đây là loại nước súc miệng có những thành phần hóa học như cetylpyridinium chloride, chlorhexidine, sanguinarine và phenolic. Chúng có tác dụng giảm vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho trong vòng 8 giờ.

Bỏ túi những lưu ý khi dùng nước súc miệngNước súc miệng thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor…) pha chế dưới dạng dung dịch

Lưu ý khi dùng nước súc miệng rằng bạn chọn phải chứa thành phần flour vì đây là thành phần thiết yếu giúp cho răng chắc khỏe, loại trừ mảng bám và phòng ngừa chứng bệnh sâu răng. Khi sử dụng nước súc miệng, bạn nên chú ý tới hàm lượng fluor trong nước phải phù hợp, nhất là với trẻ em. 

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, bạn không nên chọn nước súc miệng có fluor, trừ trường hợp em bé đang bị sâu răng nghiêm trọng. Bởi lượng cồn trong nước súc miệng cao nên tuyệt đối không cho trẻ em dùng.

Nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng hay làm trắng răng như một số người lầm tưởng

  • Kết hợp đánh răng và dùng nước súc miệng

Lưu ý khi dùng nước súc miệng khi kết hợp đánh răng và dùng nước súc miệng. Cụ thể: Đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám sâu trong kẽ răng. Nước súc miệng là bước tiếp theo hỗ trợ làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, cho hơi thở sạch thơm trong nhiều giờ. Bạn không nên dùng nước súc miệng thay cho việc đánh răng, nên chải răng 2 lần mỗi ngày. Thăm khám nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra các bệnh viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng…

  • Ngậm nước súc miệng trong 30 giây

Sử dụng dung dịch nước súc miệng quá nhanh (1-2 giây) hoặc ngậm quá lâu đều không đúng. Nước súc miệng cần khoảng thời gian 30 giây để phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong mảng bám và nước bọt. Bạn lưu ý không nuốt nước súc miệng, không dùng sản phẩm quá 3 lần mỗi ngày. Đây cũng là một lưu ý khi dùng nước súc miệng bạn không nên bỏ qua.

Bỏ túi những lưu ý khi dùng nước súc miệng 1Nước súc miệng cần khoảng thời gian 30 giây để phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn
  • Chọn nước súc miệng theo thành phần

Lưu ý khi dùng nước súc miệng tiếp theo là chọn nước súc miệng theo thành phần. Nước súc miệng có nhiều loại với thành phần khác nhau. Tùy theo từng mục đích vệ sinh răng miệng, bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp như loại làm mất mùi hôi, làm sạch khoang miệng, trị liệu bệnh nha chu… Nước súc miệng bổ sung các tác nhân kháng khuẩn như tinh dầu, chlorhexidine (CHX), cetylpyridinium chloride (CPC) tăng cường loại bỏ mảng bám, làm sạch khoang miệng, chống sâu răng.

Theo UK News, đối với các bệnh về lợi xảy ra khi mảng bám tập hợp xung quanh nướu răng thì nên dùng các nước súc miệng có chứa chlorhexidine. Chất này có tác dụng tấn công các vi khuẩn và tạo ra một lá chắn bảo vệ chống lại sự tích tụ mảng bám.

  • Nước súc miệng theo sở thích

Khi mua nước súc miệng, nhiều người có thói quen chọn lựa sản phẩm theo mùi hương yêu thích. Hương thơm mát cho hơi thở dễ chịu, tăng sự tự tin, thoải mái khi giao tiếp. Các nhà sản xuất đã ra mắt các dòng nước súc miệng có vị khác nhau để phù hợp nhu cầu sử dụng, nhất là cho trẻ em và người lớn tuổi. Chẳng hạn với sản phẩm Listerine, bên cạnh nước súc miệng Cool Mint the mát còn có 3 loại không cay gồm zero, chanh muối, trà xanh phù hợp cho nhiều đối tượng.

  • Dùng sản phẩm phù hợp với độ tuổi

Trẻ em thích ăn vặt, các thức ăn chứa nhiều đồ ngọt nhưng chưa đánh răng đúng cách nên những mảng bám tích tụ lâu ngày dễ gây sâu răng. Sử dụng nước súc miệng là một trong những cách để bảo vệ răng miệng, hỗ trợ ngừa bệnh nha chu tốt cho bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần sử dụng sản phẩm phù hợp với độ tuổi, tốt hơn nên dùng khi bé 6 tuổi, không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng nước súc miệng. Lưu ý khi dùng nước súc miệng này các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Các bậc phụ huynh cần tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng, dùng nước súc miệng vào buổi sáng, tối. Dòng sản phẩm có lượng fluoride thích hợp không làm hại men răng của bé. Nếu bé sợ vị cay, mẹ có thể chọn loại không mùi, hương trà xanh dễ chịu hơn.

2. Cách dùng hiệu quả

Một lưu ý là bạn không nên lạm dụng nước súc miệng, dùng không quá 2-3 lần/ ngày. Với nước có chứa fluor, chỉ dùng 1 lần mỗi ngày. Do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng. Nếu để kéo dài quá lâu có thể dẫn đến bệnh hôi miệng, tăng thêm tình trạng sâu răng… Ngoài ra, sử dụng thường xuyên và lâu dài, nước súc miệng có thể gây cảm giác nóng rát trong nướu, lưỡi…

Bỏ túi những lưu ý khi dùng nước súc miệng 2Lưu ý khi dùng nước súc miệng là không được nuốt

Lưu ý khi dùng nước súc miệng là không nên để trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm tác dụng. Khi chọn mua nước súc miệng, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng của nó.

Bạn nên coi công dụng của nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng, chứ không phải sử dụng nó để thay thế kem đánh răng. Và khi dùng bạn nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng. 

Lưu ý khi dùng nước súc miệng là không được nuốt. Bởi nhiều trường hợp cơ địa người dùng dị ứng với một chất nào đó trong nước súc miệng mà không biết. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ một loại nước súc miệng nào, nên xem thành phần, tác dụng. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.

Trên đây là những lưu ý khi dùng nước súc miệng bạn cần nắm rõ để sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *