Cắt mí ăn ốc được không? Cắt mí cần kiêng ốc bao lâu?

Cắt mí ăn ốc được không? Cắt mí cần kiêng ốc bao lâu?1

Ốc là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn ốc cũng tốt. Một số chị em quan tâm cắt mí ăn ốc được không? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.

Một trong số những vấn đề được chị em mới đi cắt mí quan tâm hàng đầu là ngừa sẹo sau phẫu thuật. Một số loại thực phẩm có thể khiến vết thương lâu lành, tạo thành sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm. Vì vậy, sau cắt mí nên kiêng gì là điều các chị em cần tìm hiểu. Nhiều chị em thắc mắc cắt mí ăn ốc được không?

Giá trị dinh dưỡng của ốc với sức khỏe

Ốc là loại động vật thân mềm, có vỏ. Có nhiều loại ốc từ ốc nước ngọt đến ốc biển. Các loại ốc đều giàu giá trị dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc điểm chung của thịt ốc là ít béo, giàu đạm, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên ăn ốc sẽ có nhiều lợi ích với sức khỏe. Cụ thể là:

  • Ốc giàu magie, chỉ cần ăn 85g ốc đã có thể cung cấp cho cơ thể 50% lượng magie được khuyến nghị hàng ngày. Khoáng chất này rất cần thiết với quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp răng và xương chắc khỏe.
  • Cứ mỗi 85g thịt ốc lại có thể đáp ứng 42% nhu cầu selen của cơ thể. Đây là khoáng chất quan trọng đối với hệ thống nội tiết và chức năng miễn dịch. Selen cũng tham gia vào quá trình chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
  • Vitamin E trong thịt ốc tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu, chuyển hóa vitamin K. Đây cũng là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do. Vitamin E cũng giúp giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng và các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường,…
  • Ốc giàu phốt pho và khoáng chất này cực cần thiết trong việc duy trì mật độ xương.
Cắt mí ăn ốc được không? Cắt mí cần kiêng ốc bao lâu?1
Ốc là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ăn uống kiêng cữ sau khi cắt mí quan trọng thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc cắt mí ăn ốc được không, chúng ta cùng tìm hiểu xem chế độ ăn nói chung và việc kiêng cữ trong ăn uống nói riêng sau khi cắt mí quan trọng thế nào?

Cắt mí là một tiểu phẫu nhỏ mà các bác sĩ thẩm mỹ sẽ dùng dao kéo bóc tách mỡ thừa, cắt bớt da chùng nhão ở vùng mí mắt. Kỹ thuật này giúp phái đẹp sở hữu đôi mắt trẻ trung, có hồn hơn. Sau phẫu thuật cắt mí mắt, đôi mắt sẽ có biểu hiện sưng nề, tấy đỏ, thậm chí bầm tím nhẹ. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và chúng sẽ biến mất sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Chăm sóc vết cắt mí đúng cách không chỉ là vệ sinh hàng ngày sạch sẽ mà còn là lựa chọn thực phẩm phù hợp với vết thương hở. Nếu bạn ăn uống tùy ý, vết cắt mí sẽ dễ bị sưng tấy, viêm nhiễm, mưng mủ, khó lành. Sau khi lành miệng, vết cắt mí có nguy cơ bị sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo thâm. Như vậy, cắt mí để làm đẹp nhưng kết quả cuối cùng lại rất đáng thất vọng.

Ngược lại, nếu chị em ăn những thực phẩm phù hợp, vết cắt mí sẽ nhanh liền miệng. Da non hình thành nhanh chóng với màu sắc tự nhiên. Vết cắt mí không có sẹo, không bị thâm và sẽ mang đến cho chị em sự hài lòng về diện mạo mới tươi trẻ. Thực tế, có không ít trường hợp chủ quan trong quá trình chăm sóc hậu phẫu đã khiến chị em phải trả giá. Vì vậy, việc tìm hiểu cắt mí ăn ốc được không là không dư thừa chút nào.

Cắt mí ăn ốc được không? Cắt mí cần kiêng ốc bao lâu?2
Chị em mới cắt mí nên tìm hiểu kỹ càng trước khi ăn bất cứ thực phẩm nào

Cắt mí có được ăn ốc không?

Như trên đã nói, việc chăm sóc sau cắt mí bao gồm cả vệ sinh vết cắt mí và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Các món chế biến từ ốc vô cùng phong phú và được nhiều người ưa thích. Ốc cũng giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng với chị em mới cắt mí, đây là thực phẩm nên kiêng tạm thời.

Lý do là:

  • Thịt ốc theo Đông y có vị tinh, tính hàn. Ăn ốc khi mới cắt mí sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu, khiến vết thương chậm lành miệng.
  • Một số người bị dị ứng ốc. Vùng mí mắt mới trải qua tiểu phẫu thường nhạy cảm hơn bình thường. Khi bạn ăn ốc sẽ tăng nguy cơ bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu chà xát hoặc gãi ngứa lên mắt, vết cắt mí sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Nguy cơ chảy máu, bung chỉ, lệch mí, nhiễm khuẩn,… sẽ cao hơn.
  • Ốc là thực phẩm giàu đạm và không tốt cho những vết thương hở. Hàm lượng protein quá cao sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen. Các tế bào da tại vết cắt mí hình thành nhanh và nhiều hơn bình thường sẽ gây ra sẹo lồi.

Như vậy, với câu hỏi cắt mí ăn ốc được không, thì câu trả lời của các chuyên gia thẩm mỹ là không. Kiêng ăn ốc bao lâu phụ thuộc vào cơ địa và khả năng bình phục vết thương của mỗi người. Thông thường, nếu cơ địa lành và vết cắt mí phục hồi tốt, bạn chỉ cần kiêng ốc 1 – 2 tuần là được. Với những người cơ địa dễ bị sẹo hoặc tiền sử sẹo lồi, để cho chắc chắn, bạn nên kiêng ốc khoảng 1 tháng.

Cắt mí ăn ốc được không? Cắt mí cần kiêng ốc bao lâu?3
Cắt mí nên kiêng ốc để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ

Cắt mí cần kiêng ăn gì ngoài ốc?

Xung quanh cuộc tiểu phẫu cắt mí, có vô số vấn đề khiến chị em thắc mắc như sẹo lồi kiêng gì, sẹo lõm kiêng gì, cắt mí nên kiêng gì và nên ăn gì. Theo các bác sĩ thẩm mỹ, ngoài ốc, chị em mới cắt mí cũng nên kiêng:

  • Hải sản và đồ tanh để phòng ngừa vết cắt mí bị ngứa, lâu lành và sẹo lồi.
  • Rau muống để tránh hình thành sẹo lồi và sẹo thâm.
  • Thịt gà và trứng gà để tránh vết cắt mí bị ngứa, mưng mủ.
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt dê vì chúng chứa nhiều đạm, dễ gây sẹo lồi và sẹo thâm.
  • Các thực phẩm chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh giò, bánh chưng, bánh tét,… Đồ nếp dễ làm vết thương sưng viêm, mưng mủ.

Cắt mí ăn ốc được không? Câu trả lời của các chuyên gia là tốt nhất bạn nên kiêng 1 – 2 tuần. Sau khi vết cắt mí đã hồi phục và vết cắt đã trải qua giai đoạn hình thành da non, bạn có thể ăn ốc nếu muốn. Ngoài ăn uống kiêng khem đúng chỉ dẫn bác sĩ, bạn cũng đừng quên vệ sinh vết cắt mí đúng cách để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *