Thẩm mỹ nâng mũi là cách làm đẹp hiệu quả, nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Để hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, chế độ ăn uống sau khi nâng mũi đóng vai trò rất quan trọng. Để biết nâng mũi ăn socola được không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Chế độ ăn uống sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong việc vết thương phục hồi nhanh hay chậm, nguy cơ viêm nhiễm vết thương. Khi nâng mũi xong bạn cần tránh ăn một số nhóm thực phẩm nhất định đến khi mũi lành hẳn. Vậy nâng mũi ăn socola được không?
Chế độ dinh dưỡng sau khi nâng mũi quan trọng thế nào?
Trước khi giải đáp câu hỏi nâng mùi ăn socola được không bạn cũng cần nắm được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hàng ngày đối với vết thương sau khi nâng mũi. Trong thời gian phục hồi bạn cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, B,… cùng một số khoáng chất cần thiết khác như sắt, magie, kẽm,… để tăng cường phục hồi, bổ sung đầy đủ những chất mà cơ thể cần.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vết thương sau nâng mũi nhanh phục hồi hơn, giảm hẳn nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, lở loét,… và để lại sẹo rất mất thẩm mỹ trên da. Bên cạnh đó, ăn uống đầy đủ và kiêng ăn đúng cách còn đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập dẫn đến phản ứng viêm.
Ngoài bổ sung tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng bạn còn cần uống đủ 2 – 3 lít nước trong ngày để hạn chế làm cơ thể mất nước gây ảnh hưởng xấu đến quá trình lành lại của vết thương ở mũi. Trong 2 ngày đầu sau nâng mũi, các món cháo thịt lợn băm, súp rau củ nấu mềm,… là thích hợp nhất để bổ sung dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến vết thương.
Nâng mũi ăn socola được không?
Socola là thực phẩm có nhiều cách chế biến hấp dẫn như làm bánh, làm kem, làm kẹo,… hoặc dùng ăn trực tiếp. Đây cũng là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nâng mũi ăn socola được không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi thực hiện tiểu phẫu nâng mũi bạn không nên ăn quá nhiều socola bởi nguy cơ gây nóng trong người rất cao, tăng khả năng làm lở loét, nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra ăn socola sau khi nâng mũi còn khiến cơ thể dung nạp một lượng nhất định chất caffeine – hoạt chất làm ức chế khả năng tái tạo và phục hồi các tế bào da, gián tiếp làm cho vết thương lâu lành hơn.
Nâng mũi ăn socola được không? Bạn vẫn có thể ăn một lượng nhỏ socola vì hàm lượng cafein trong thực phẩm này không quá lớn. Tuy nhiên số lượng socola mỗi lần ăn nên kiểm soát dưới ngưỡng 20g và chỉ nên ăn socola 1 – 2 lần/tuần mà thôi.
Nếu được bạn cũng nên kiêng hoàn toàn socola để giảm tối đa nguy cơ làm tổn hại đến vết thương sau nâng mũi, tránh tình trạng vết thương hở bị nhiễm trùng do vi khuẩn lâu ngày tấn công, sinh sôi và phát triển thành ổ viêm. Ngoài socola nguyên chất bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm có chứa thành phần là socola như bánh, kẹo, sữa, kem,…
Nâng mũi bao lâu ăn được socola?
Sau khi giải đáp xong nâng mũi ăn socola được không, bạn cũng cần biết thời gian nên kiêng ăn socola là bao lâu. Theo một số chuyên gia thẩm mỹ và da liễu cho biết, để vết thương sau khi nâng mũi được phục hồi toàn diện và giảm nguy cơ rủi ro không mong muốn, bạn cần kiêng socola và thực phẩm làm từ socola trong 1 – 2 tuần đầu.
Trong trường hợp cơ địa nhạy cảm và lâu lành hơn bạn nên tránh ăn socola đến khi nhận thấy vết thương se mặt, không còn chảy nước hoặc chảy máu nữa. Vì thời gian phục hồi sau nâng mũi của mỗi người là khác nhau nên quan sát tình trạng vết thương và hỏi ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác nhất thời gian nên kiêng ăn socola sau nâng mũi đấy.
Nên hạn chế thực phẩm gì sau khi nâng mũi?
Nâng mũi ăn socola được không? Ngoài việc hạn chế sử dụng socola và thực phẩm làm từ socola bạn còn cần kiêng ăn những thực phẩm, nhóm thực phẩm dưới đây để hạn chế nguy cơ dị ứng, lâu lành và nhiễm trùng vết mổ.
Thức ăn cay nóng: Thực phẩm có vị cay nóng từ ớt, tỏi, tiêu, hành,… cần được hạn chế ở mức tối đa trong thời gian nghỉ dưỡng sau nâng mũi. Ngoài ra bạn cũng nên tránh ăn những món gây nóng trong người như quả vải, sầu riêng, mít, nhãn,…
Đồ ăn có vị tanh: Cá, hải sản, trứng,… là những thực phẩm có nhiều chất tanh làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn và tác nhân gây hại xâm nhập vào vết thương dẫn đến nhiễm trùng.
Gia cầm: Những món ăn chế biến từ thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan,… đều nên kiêng ăn sau khi nâng mũi hoặc có vết thương hở vì hàm lượng đạm cao trong những thức ăn này dễ khiến vết thương để lại sẹo lồi.
Thực phẩm làm từ gạo nếp: Gạo nếp có tính nóng dễ gây nóng trong người và làm vết thương hở bị lở loét, viêm nhiễm và để lại sẹo. Chính vì vậy bạn nên kiêng ăn xôi, bánh chưng, bánh tét, bánh dày,…
Thịt bò: Thịt bò giàu đạm và sắt nhưng nên tránh ăn khi vừa nâng mũi xong vì ăn nhiều khiến cơ thể sản sinh lượng tế bào lớn dẫn đến sẹo lồi.
Rau muống: Nâng mũi kiêng ăn gì? Rau muống là một trong những thực phẩm cân kiêng ăn sau khi nâng mũi vì nguy cơ cao gây sẹo lồi, sẹo thâm trên da.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chiên rán nhiều, xào với nhiều dầu mỡ là một trong những nhóm thức ăn không nên ăn khi phẫu thuật nâng mũi. Chất béo nhiều có thể tích tụ cholesterol trong máu cao, dễ gây bệnh máu nhiễm mỡ, tắc nghẽn động mạch, béo phì,… và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.
Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích cũng cần tránh tiêu thụ trong thời gian nghỉ ngơi, phục hồi vết thương sau nâng mũi. Chất kích thích và các đồ uống có chứa cồn là nguyên nhân hàng đầu làm chậm quá trình tái tạo, hình thành tế bào mới ở vết thương, từ đó khiến vết thương cần nhiều thời gian hơn để lành lại, quá lâu còn có thể gây ra sẹo.
Tóm lại, giải đáp câu hỏi nâng mũi ăn socola được không, các chuyên gia nhận định rằng không nên ăn socola sau khi nâng mũi. Thay vào đó bạn cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, điển hình như rau xanh, trái cây và uống nhiều nước, nước dừa, nước ép,… để giúp rút ngắn thời gian lành vết thương.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp