Tìm hiểu hiện tượng đau bụng kinh mà không ra máu
1. Vì sao đau bụng kinh mà không ra máu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng kinh mà không ra máu. Các yếu tố như tuổi tác, lượng hormone, nội tiết tố trong cơ thể, cân nặng hay môi trường sống đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nỗi lo của chị em tượng là đau bụng kinh mà không ra máu
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng kinh mà không có máu:
+ Đang có bầu: Vào giai đoạn đầu của thai kỳ có nhiều người gặp phải các biểu hiện giống như có kinh nguyệt như chướng bụng, đầy hơi, đau bụng dưới, say sẩm mặt mày… Song nếu muốn chắc chắn mình đang mang thai thì có thể mua que thử thai hoặc đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm HCG.
+ Bị tắc kinh: Một vài chị em phụ nữ do có nhiều áp lực từ công việc, khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng, mất ngủ stress dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn. Khi bị tắc kinh sẽ không thể tống kinh ra ngoài được gây nên tình trạng đau bụng kinh mà không có máu.
+ Tiền mãn kinh: Ở những phụ nữ từ độ tuổi 50 trở lên thường dễ gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi chỉ cần có một sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái là có thể thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng.
Phụ nữ tiền mãn kinh
+ Nội tiết tố, hormone bị rối loạn: Ở các chị em có nội tiết tố thay đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt khiến tỷ lệ đau bụng kinh mà không có kinh tăng lên.
Sử dụng các loại thuốc tránh thai: Nhiều người đã phải chịu cảnh mất kinh khi lạm dụng thuốc tránh thai hay thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì vậy bạn nên cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc tránh thai trên thị trường.
+ Nạo phá thai: đây là phương pháp phá thai gây tổn hại đến sức khỏe sinh sản nhiều nhất. Đặc biệt nếu phá đi phá lại nhiều lần có thể khiến người phụ nữ chịu cảnh vô sinh, tổn hại đến buồng trứng và tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà bị xáo trộn gây nên tình trạng đau bụng kinh mà không có kinh.
+ Vừa thực hiện cuộc mổ: Cắt bỏ buồng trứng hay thăm dò nội soi tử cung đều có thể là nguyên gây nên tình trạng đau bụng kinh mà không ra máu vào những ngày đầu sau phẫu thuật.
+ Thay đổi của hormone tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động không tốt làm ảnh hưởng lớn đến kinh nguyệt của bạn.
+ Rèn luyện thể chất quá sức: Nhiều người không kiểm soát được cường độ tập luyện sẽ gây ra hiện tượng mất kinh một thời gian.
Tuy nhiên tình trạng đau bụng kinh không dễ xảy ra thường xuyên ở người phụ nữ, vì thế nếu như biểu hiện này xảy ra nhiều lần trong năm thì hãy sớm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Cần phải đề phòng đến các bệnh lý về phụ khoa không mong muốn có thể xảy ra với bạn.
2. Cần làm gì khi đau bụng kinh không có máu ra?
Đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề và hãy bình tĩnh tìm hiểu các giải pháp để làm thuyên giảm triệu chứng này.
Hãy luôn tạo cho mình một tâm lý thật tốt, thư giãn đầu óc, tránh những áp lực từ công việc và cuộc sống.
Bên cạnh đó nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ vì nó sẽ càng làm cho cường độ đau bụng tăng thêm. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ… thực phẩm tốt cho sức khỏe dành cho bạn.
Bổ sung thật nhiều vitamin và chất xơ
Những lời khuyên có thể giúp bạn tham khảo trong việc điều trị triệu chứng đau bụng kinh mà không ra máu gây ra. Hãy trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định để chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân và gia đình.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.