Nguyên nhân khiến nấm Cadida âm đạo dễ tái phát?

Nguyen Nhan Khien Nam Cadida Am Dao De Tai Phat Blldi 1597743423

Nguyên nhân khiến nấm Cadida âm đạo dễ tái phát?

Trước khi phòng ngừa sự qua trở lại của nấm Cadida âm đạo thì chúng ta phải biết được nguyên do vì sao loại nấm này lại tái phát dù đã chữa trị.

Nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo là một bệnh thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Loại nấm này có hình bầu dục hoặc hình tròn, kích thước nấm nhỏ khoảng 2-5 μm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong ở trong âm đạo…

Đối với người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida được tìm thấy khoảng 30% ở miệng,17% ở phế quản, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo,… Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng thường gặp chủ yếu ở da, và niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có điều kiện thuận lợi cho nấm Candida dễ dàng ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh.

Trong các bệnh phụ khoa thì bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp. Bệnh nấm âm đạo có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng và kéo dài. Đối với phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ, hay người bị bệnh tiểu đường,… có độ pH ở âm đạo thấp làm cho nấm ký sinh có cơ hội phát triển gây bệnh.

Nguyên nhân khiến nấm Cadida âm đạo dễ tái phát? 1Đối với phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ dễ có nguy cơ mắc nấm âm đạo Candida.

Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida.

Bệnh nhân bị nấm âm đạo thường có biểu hiện triệu chứng như: ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng ở âm đạo, giao hợp gặp khó khăn và bị đau đớn… Khám phụ khoa thì thấy niêm mạc âm đạo, âm hộ bị viêm đỏ, có mảng màu trắng, dịch tiết ra như sữa đông. Tổn thương này có thể lan ra quanh âm hộ và thậm chí là háng bẹn của bệnh nhân.

Nguyên nhân khiến nấm Cadida âm đạo dễ tái phát?

Nguyên nhân đầu tiên là do nấm Candida thực ra luôn thường trực trong cơ thể chúng ta. Ở điều kiện bình thường, nấm Candida ở dạng bào tử nên không gây bệnh. Tuy nhiên, do môi trường âm đạo vừa ẩm ướt vừa kín, nên nấm candida dễ sang dạng hoạt động và gây nên bệnh. Bởi vậy, một khi đã bị bệnh, nếu không chữa nấm Candida dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát và thường sẽ nặng hơn so với lần đầu.

Bệnh nhiễm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi dứt điểm thì phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều chị em dễ bị nấm âm đạo tái phát thì ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan và không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.

Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, chưa trị dứt điểm sạch nấm.

Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.

Phương pháp điều trị nấm candida tái phát

Điều trị nấm Candida tái phát cần một quyết tâm rất lớn và lòng kiên trì. Để chữa nấm phụ khoa dứt điểm, chị em cần loại bỏ các nguyên nhân gây ra tái phát kết hợp với dùng thuốc.

Về thuốc điều trị, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp. Có thể đặt, uống thuốc hoặc phải kết hợp cả hai.

Nguyên nhân khiến nấm Cadida âm đạo dễ tái phát? 2Điều trị nấm Candida tái phát phải điều trị cả bạn tình thì mới dứt điểm.

Một số thuốc đặt hay được sử dụng hiện nay như: Mycogynax, Neo-Tergynan, Polygynax, Canesten, Metromicon,… Thường sử dụng đặt trong 7–14 ngày. Tình trạng nặng hơn có thể kèm theo thuốc uống ( như nystatin, metronidazol, Amphotericin B,…) và 1 dung dịch rửa.

Cách phòng bệnh nấm âm đạo

Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu thấy vùng kín có những thay đổi bất thường như khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường, nóng rát, ngứa ngáy âm hộ, tiểu buốt, đau bụng dưới… chị em nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đảm bảo vùng kín khô thoáng để hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây hại.

Không mặc quần lót quá chật và không có độ thấm hút tốt vì có thể làm vùng kín bị bí bách, dễ mắc nấm âm đạo.

Nguyên nhân khiến nấm Cadida âm đạo dễ tái phát? 3Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đi khám phụ khoa định kì để phòng nấm âm đạo.

Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng. Trong những ngày kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh giúp vi khuẩn xâm nhập ngược vào âm đạo.

Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng. Vì khi giao hợp, các vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của người chồng và đây là nguyên do khiến người vợ rất dễ nhiễm nấm trở lại.

Như vậy, nấm âm đạo rất dễ tái phát do các bào tử nấm sống rất dai có thể còn dư lại trên quần áo,… Do đó khi thấy dấu hiệu bất thường ở âm đạo, chị em phụ nữ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *