Giải mã tình trạng đau bụng kinh sau sinh mổ
1. Nguyên nhân khiến mẹ đau bụng kinh sau sinh mổ
Do tử cung dính vào ruột
Tử cung dính vào ruột sau sinh mổ là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ có thể gặp phải. Chính điều này có thể khiến mẹ đau bụng kinh sau sinh mổ. Đồng thời, nó còn kèm theo một vài triệu chứng khác như chuột rút, đầy hơi, ói mửa, táo bón, sưng bụng…Khi chị em cảm thấy bị đau bụng kinh kèm theo những triệu chứng kể trên thì hãy nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời.
Do co thắt tử cung sau sinh
Những cơn co thắt tử cung sau sinh có mục đích là đẩy sản dịch ra ngoài cũng như hỗ trợ tử cung của mẹ thu hẹp về kích thước ban đầu. Tuy nhiên, sự co rút của sợi cơ tử cung có thể quá mạnh khiến thần kinh sẽ chịu một sức ép lớn, từ đó xuất hiện những cơn đau bụng kinh sau sinh mổ của mẹ. Phần bụng dưới cộm lên, các mẹ có thể sẽ cảm thấy đau bụng kinh sau sinh mổ khó chịu hơn đau bụng do hành kinh.
Do nhiễm trùng vết mổ
Nếu mẹ không chăm sóc vết mổ sau sinh cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm trùng vết thương do sinh mổ. Do đó, nếu thấy vết mổ trên bụng mình sưng đỏ, tiết dịch mủ… thì có thể là do mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ.
Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ sẽ giãn nở theo quá trình lớn lên của em bé, từ đó tử cung sẽ chèn ép vào bàng quang khiến nước tiểu khó đi ra ngoài. Sau sinh, nếu mẹ đau bụng ở phía dưới bên phải, đặc biệt là đau khi đi tiểu thì có nguy cơ là do đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Do gây tê tủy sống
Tiêm thuốc gây tê ở tủy sống sẽ được thực hiện để giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, điều này lại khiến mẹ bị đau bụng kinh sau sinh mổ vì vị trí gây tê thường ở tủy sống phần dưới thắt lưng.
Do giãn dây chằng sinh lý
Các dây chằng và khớp xương ở vùng xương chậu của mẹ bầu thường giãn tối đa để chống cơ thể nặng nề khi các mẹ mang thai. Sau khi sinh, sự giãn nở của những bộ phận này chưa thể quay lại như hình thái ban đầu, đặc biệt là các dây chằng vùng xương chậu chưa kịp đàn hồi. Điều này sẽ làm mẹ đau bụngkinh sau sinh mổ nói riêng và sau sinh nói chung. Cơn đau này có thể kéo dài từ phần hông xương đến xuống chân của mẹ.
2. Những biện pháp hạn chế đau bụng kinh sau khi sinh mổ
Để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng kinh sau sinh mổ, mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:
- Mẹ nên ăn uống khoa học giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng để sản dịch được đào thải ra ngoài sạch sẽ, tránh được đau bụng dưới sau sinh mổ.
- Nếu bị đau bụng dưới sau sinh mổ bởi cơn gò tử cung thì có thể dùng khăn ấm hoặc túi muối rang ấm để chườm nóng bụng dưới. Lưu ý là tránh chạm vào vết mổ.
- Mẹ nên tìm cho bản thân một tư thế thoải mái khi cho con bú. Đồng thời, cho con bú thường xuyên cũng giúp tử cung của mẹ co bóp tốt hơn để phục hồi như trước và tống sản dịch ra ngoài nhanh chóng.
- Mẹ nên chăm sóc vết mổ sạch sẽ, cẩn thận. Nhớ vệ sinh và thay băng cho vết thương thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Mẹ cũng nên dành thời gian nếu có thể để massage bụng giúp sản dịch được đào thải ra ngoài tốt hơn.
- Trong trường hợp mẹ đau bụng kinh sau sinh mổ dữ dội, sản dịch có mùi hôi và kèm theo triệu chứng sốt cao…thì hãy nhanh chóng nhập viện để được bác sỹ chữa trị kịp thời.
Hầu hết những nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng kinh sau sinh mổ đều chứa đựng một mối nguy hiểm nào đó cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Do đó, mẹ đừng bỏ qua nếu thấy cơ thể có bất kì dấu hiệu không bình thường nào nhé
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.