Con đường lây nhiễm HPV và cách đề phòng

Con Duong Lay Nhiem Hpv Va Cach De Phong Zytln 1601039163

Con đường lây nhiễm HPV và cách đề phòng

Việc nắm rõ con đường lây nhiễm HPV sẽ giúp chị em có cách phòng chống bệnh này. Vì loại virus phát triển âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt nên rất nhiều người mắc phải mà không hay biết.

HPV là gì?

HPV là một loại vi rút gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Có nhiều loại HPV khác nhau, trong đó một số loại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm mụn cóc sinh dục và 6 loại ung thư cho người nhiễm bệnh trong thời gian dài.

Con đường lây nhiễm HPV và cách đề phòng 1HPV là một loại vi rút gây u nhú ở người.

Hầu hết những người bị nhiễm HPV không biết mình bị mắc bệnh và cũng không gặp bất kỳ triệu chứng hay các vấn đề sức khỏe nào. Phụ nữ có thể biết mình bị nhiễm HPV khi nhận được kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường.

Virus HPV lây truyền như thế nào?

Nhiều người thắc mắc liệu Virus HPV có lây không hay con đường lây nhiễm bệnh như thế nào?”. Xung quanh vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết:

HPV lây lan qua việc tiếp xúc da kề da. Bạn có thể bị nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục trực tiếp qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người đã nhiễm virus.

Virus HPV lây qua đường âm đạo hoặc hậu môn là phổ biến nhất. HPV có thể lây nhiễm ngay cả khi người truyền bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.

Người có quan hệ tình dục sẽ dễ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm HPV hơn khi:

  • Quan hệ tình dục quá sớm;
  • Vùng da bộ phận sinh dục ngoài có vết trầy xước;
  • Có nhiều bạn tình;
  • Có bạn tình đã từng quan hệ với nhiều người trước đây.

Tất cả những người đã quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm virus HPV, ngay cả khi bạn chỉ làm “chuyện ấy” với một người duy nhất. Đôi khi bạn chỉ phát triển các triệu chứng nhiều năm sau khi bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Điều này gây khó khăn cho việc xác định thời gian mắc bệnh chính xác của một người.

Con đường lây nhiễm HPV và cách đề phòng 2Tất cả những người đã quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm virus HPV

Cần lưu ý rằng một người không thể bị nhiễm virus HPV qua:

  • Bàn cầu;
  • Ôm hoặc nắm tay;
  • Kém vệ sinh sạch sẽ;
  • Ăn hoặc dùng chung chén đũa;
  • Bơi cùng nhau trong hồ bơi hay bồn tắm nóng;
  • Yếu tố di truyền.

HPV tồn tại trong cơ thể người bao lâu?

Virus tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh ngay cả khi người bệnh không có biểu hiện bệnh hay đã được điều trị triệu chứng bệnh. Thông thường, cơ thể sẽ tự chống lại virus trước khi các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Nhưng nếu không chống lại được thì virus sẽ biến những tế bào bình thường thành bất thường gây ra ung thư cho người bệnh.

HPV gây ra bệnh lý gì?

Trong hầu hết các trường hợp HPV không xuất hiện triệu chứng bệnh, bệnh nhân tự khỏi mà không để lại bất kỳ biến chứng nào. Nếu nhiễm các chủng nguy hiểm, bệnh nhân có thể bị các vấn đề sức khỏe như mụn cóc, mụn rộp. Hình dạng mụn đa dạng từ nhỏ đến to, từ nhô lên hay xẹp xuống. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể mắc các loại ung thư khác nhau.

Biện pháp đề phòng nhiễm HPV?

Tiêm vắc-xin HPV

Tiêm ngừa vắc-xin HPV là cách giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh an toàn và hiệu quả. CDC khuyến nghị tất cả bé trai và gái nên tiêm 2 liều vắc-xin HPV ở độ tuổi 11 – 12, hoặc có thể bắt đầu sớm nhất từ lúc 9 tuổi. Để vắc-xin HPV phát huy hiệu quả tối đa, nên tiêm trước khi có tiếp xúc với virus. Do đó, vắc-xin HPV được khuyến nghị ở trẻ em để đảm bảo khả năng bảo vệ lâu dài. Ngoài ra, mọi người dưới 26 cũng có thể tiêm vắc-xin nếu chưa được chủng ngừa trước đây.

Con đường lây nhiễm HPV và cách đề phòng 3Tiêm ngừa vắc-xin HPV là cách giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh an toàn và hiệu quả.

Nếu trẻ em đã được tiêm liều vắc-xin đầu tiên trước 15 tuổi thì chỉ cần tổng cộng 2 mũi. Đối với trẻ vị thành niên bắt đầu tiêm vào đúng hoặc muộn hơn tuổi 15 thì cần tiêm đủ 3 liều.

Quan hệ tình dục an toàn

Dựa trên cơ chế virus HPV lây truyền, bạn có thể chủ động tìm cách hạn chế nhiễm virus cho bản thân. Đối với người có sinh hoạt tình dục, cần ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh do HPV gây ra bằng cách:

  • Dùng bao cao su: Mặc dù có thể hạn chế tỷ lệ bị nhiễm HPV, nhưng virus này vẫn có khả năng lây nhiễm thông qua các khu vực không được bao phủ bởi bao cao su. Vì vậy biện pháp này không thể bảo vệ bạn tối đa;
  • Quan hệ một vợ một chồng: Chỉ quan hệ tình dục với một người. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người bạn tình lại bị lây nhiễm từ người khác và truyền sang cho bạn. Cần khám sức khỏe khi nghi ngờ có nguy cơ nhiễm HPV
  • Đối với nữ giới từ 21 – 65 tuổi, nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm , để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Virus HPV có lây qua đường miệng, âm đạo và hậu môn khi quan hệ tình dục, nên việc có bạn tình mới chính là yếu tố rủi ro làm lây nhiễm virus mới. Trong khi những người có mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài ít có khả năng bị nhiễm virus hơn. Bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư khi tiêm vắc-xin HPV bắt đầu từ 11 – 12 tuổi.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *