Ngày nay có nhiều người trong chúng ta nhịn ăn vì những lo ngại về sức khoẻ hoặc chỉ đơn giản muốn giảm cân để lấy lại vóc dáng, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi liệu mình có nên tiếp tục nhịn ăn trong kỳ kinh nguyệt hay không? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này.
Nhịn ăn trông có vẻ khác biệt giữa những người có kinh nguyệt với những người chưa đến kỳ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn không cần quan tâm đến việc nhịn ăn trong kỳ kinh nguyệt mà bạn nên chú trọng vào tuần trước đó.
Tại sao không nên nhịn ăn một tuần trước kỳ kinh?
Tuần trước kỳ kinh là lúc cơ thể bạn dễ bị căng thẳng nhất.
Nội tiết tố của chúng ta có liên quan đến cách cơ thể chúng ta phản ứng với những kế hoạch ăn uống nhất định. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen trong cơ thể đã bắt đầu giảm vào tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không được thụ tinh. Estrogen sẽ giảm mạnh vào thời điểm này, dẫn đến nhạy cảm với cortisol (hormone gây căng thẳng). Đó là lý do tại sao ngay trước kỳ kinh, bạn có thể trải qua những thay đổi về tâm trạng và mức năng lượng, hoặc bạn có thể có cảm giác thèm ngọt.
Vì cơ thể nhạy cảm hơn với căng thẳng, vì vậy bạn nên tránh xa bất kỳ yếu tố gây căng thẳng nào trong cuộc sống, bao gồm cả việc tập luyện cường độ cao và cả nhịn ăn gián đoạn.
Nhịn ăn vào tuần trước kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ làm cơ thể bạn căng thẳng hơn. Và nếu bạn đã sụt cân trước kỳ kinh nguyệt (hay còn được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt), bạn sẽ biết sự thay đổi tâm trạng đặc trưng như là đau đầu, đau ở ngực, mệt mỏi và đầy hơi.
Vậy nên ăn uống như thế nào trong tuần trước kỳ kinh?
Nhịn ăn vào tuần trước kỳ kinh nguyệt có thể là một thách thức lớn cho bạn, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn phải dừng lại hoàn toàn.
Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể của mình và làm những gì bạn thấy thoải mái. Có nghĩa là giảm quy mô số giờ tiêu hoá lượng thức ăn. Đối với những người nhịn ăn gián đoạn (IF) cùng với lịch trình nhịn ăn 18 giờ, thì giảm khoảng thời gian đó xuống còn 12 giờ. Nói đơn giản là giảm những việc bạn đã quen làm xuống một bậc.
Nhịn ăn và cách cơ thể chúng ta phản ứng với nó phụ thuộc vào từng cá nhân và khác nhau giữa mỗi người. Ở một số phụ nữ, sự suy giảm estrogen có thể không gây căng thẳng và họ có thể chịu đựng được việc nhịn ăn gián đoạn. Điều quan trọng là phải thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn cá nhân hóa, vì không phải ai cũng giống như nhau. Điều đáng nói ở đây là, nếu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều – chu kỳ ngắn hoặc dài hơn, kể cả chưa đến kỳ, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện thói quen nhịn ăn.
Vậy nhịn ăn trong kỳ kinh nguyệt có an toàn không?
Khi bạn đang trong kỳ kinh nguyệt, có một vài điều đơn giản cần ghi nhớ, đấy là tránh nhịn ăn khi lượng máu ra nhiều nhất, điều đó cũng nhằm tránh thêm các yếu tố gây căng thẳng cho cơ thể bạn.
Một điều nữa về vài ngày đầu tiên trong kỳ kinh nguyệt là cơ thể bạn vẫn đang hồi phục sau đợt sụt giảm trước kỳ kinh nguyệt mà chúng ta đã nói là nồng độ estrogen sẽ giảm thấp. Theo chuyên gia sức khỏe, một khi nồng độ hormone bắt đầu điều chỉnh một vài ngày trong kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ thực sự cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Đây là lúc lý tưởng nhất bạn nên nhịn ăn phù hợp với lịch trình của mình.
Đừng vội nhịn ăn ngay khi kỳ kinh của bạn bắt đầu. Bắt đầu vào khoảng ngày thứ hai hoặc thứ ba của kỳ kinh khi nồng độ hormone bắt đầu tăng lên.
Nếu bạn đã lên kế hoạch cho các bài tập thể dục, bạn không cần phải dừng lại. Giai đoạn nang trứng trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt trong khoảng 14 ngày là lúc estrogen chiếm ưu thế. Đây là thời điểm cả bài tập nhịn ăn và cường độ cao đều có thể được tối ưu hóa.
Nhưng hãy chú ý đến dinh dưỡng nạp vào, cả trước và trong kỳ kinh nguyệt. Bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại rau giàu chất sắt như cải xanh, rau bina, khoai lang, đậu chuỗi và đậu Hà Lan. Và bạn cũng có thể bổ sung magie mà không có ảnh hưởng gì quá lớn đến sức khỏe. Đảm bảo rằng cơ thể uống đủ nước và tránh đồ uống có đường.
Tóm lại, nhịn ăn trong kỳ kinh nguyệt là an toàn miễn là bạn quan tâm đến cơ thể của mình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp