Với những người bị ung thư tuyến giáp, việc kiểm soát chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và có cơ thể khỏe mạnh. Vậy người bị ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không?
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng, có không ít người thắc mắc rằng bị bệnh ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không. Bởi trong hạt đậu có chứa hàm lượng chất béo thực vật rất tốt cho sức khỏe. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên nhé!
Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng có trong hạt lạc
Trước khi giải đáp cho thắc mắc ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không, cần phải hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng mà hạt lạc mang lại. Hạt lạc hay đậu phộng là một loại cây thuộc họ đậu có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Loại hạt này có chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng, bao gồm:
- Chất béo: Hạt lạc rất giàu chất béo không bão hòa được cấu tạo từ axit oleic, linoleic và một lượng nhỏ omega 6. Cụ thể trong 100gr lạc cung cấp khoảng 49.2gr chất béo lành mạnh.
- Protein: Loại hạt này cung cấp một lượng lớn protein, chủ yếu là arachin và conarachin. Cụ thể, trong khoảng 100gr lạc cung cấp khoảng 25.6gr protein. Tuy nhiên, loại protein có trong hạt lạc có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Các loại vitamin và khoáng chất: Đậu phộng có chứa nhiều loại vitamin như biotin, vitamin B3, B8, vitamin E cùng một số khoáng chất có lợi như magie, photpho, mangan giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chất chống oxy hóa: Hạt lạc có chứa nhiều hợp chất có tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi những tác động xấu của các gốc tự do như acid p-coumaric, resveratrol, acid phytic, và phytosterol.
Ngoài ra, hàm lượng carbohydrate trong loại hạt này khá thấp, chỉ chiếm khoảng 13 – 16% tổng trọng lượng. Vì vậy, việc sử dụng hạt lạc sẽ không ảnh hưởng đường huyết, phù hợp cho người bị tiểu đường.
Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không?
Trên thực tế, hiện chưa có chống chỉ định nào về việc người bệnh ung thư tuyến giáp không được ăn lạc. Vì vậy, người bị ung thư tuyến giáp vẫn có thể ăn được lạc.
Việc sử dụng đậu phộng đúng cách và đủ lượng sẽ mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe như sau:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Hầu hết các trường hợp bị ung thư tuyến giáp đều ảnh hưởng đến tim mạch khiến tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim… Đậu phộng sẽ cung cấp nguồn chất béo từ thực vật, rất có lợi cho tim mạch và hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đồng thời, đậu phộng có chứa nhiều vitamin E, folate và protein – những thành phần hỗ trợ sức khỏe tim khỏe mạnh và hạn chế tình trạng béo phì.
Giảm tình trạng rụng tóc
Thông thường, người bị ung thư tuyến giáp sẽ phải tiến hành xạ trị và rụng tóc là điều không thể tránh khỏi. Điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán nản, lo lắng. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu phộng sẽ giúp hỗ trợ nuôi dưỡng mái tóc phục hồi nhanh hơn. Hơn nữa, đậu phộng có chứa biotin, có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc, giúp mái tóc khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ sỏi mật
Nguy cơ mắc sỏi mật ở người bị bệnh ung thư tuyến giáp thường cao hơn so với bình thường. Việc bổ sung đậu phộng trong chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi mật
Tăng cường chức năng não
Trong thành phần của lạc chứa resveratrol và vitamin B3, có khả năng cải thiện hoạt động tuần hoàn não. Sử dụng đậu phộng thường xuyên có thể cải thiện trí nhớ, tập trung tư duy. Hơn nữa, acid amin tryptophan trong đậu phộng giúp tạo ra serotonin, hỗ trợ người bệnh ung thư tuyến giáp về mặt tinh thần.
Một số phản ứng không mong muốn khi sử dụng đậu phộng
Mặc dù hạt đậu phộng có chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và có nhiều lợi ích đối với người bị bệnh ung thư tuyến giáp. Nhưng khi sử dụng, bạn cũng cần phải lưu ý về một số phản ứng tiêu cực có thể xảy ra như:
Ngộ độc aflatoxin
Việc ăn đậu phộng có thể gây ngộ độc aflatoxin do đậu bị nấm mốc. Khi người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu như chán ăn, da vàng, đau tức vùng gan…, cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan vì sẽ dẫn đến những tránh rủi ro khó lường với sức khỏe.
Chất kháng dinh dưỡng
Trong thành phần của các loại cây họ đậu và lạc thường có chứa acid phytic. Chất này sẽ gây cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể khi thức ăn nạp vào. Vì vậy, việc cân bằng chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp.
Nguy cơ dị ứng
Mặc dù khả năng xảy ra là rất ít nhưng dị ứng đậu phộng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, tê môi, khó thở, tiêu chảy… cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng đậu phộng
Mặc dù người bị bệnh ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể sử dụng nhưng không nên quá lạm dụng và cần sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh gây ra những tác dụng như:
- Tránh ăn khi đói vì lạc có chứa nhiều chất béo có thể gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến tiêu hóa gây chướng bụng, khó tiêu.
- Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp khi mang thai nên hạn chế ăn lạc để tránh tăng nguy cơ bị dị ứng.
- Nếu bị ung thư tuyến giáp kèm với mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ hoặc gút, cần hạn chế lạc để tránh tình trạng trầm trọng hơn.
- Chọn lạc cẩn thận để tránh mua phải loại ẩm mốc kém chất lượng và nên bảo quản lạc ở những nơi khô thoáng. Kiểm tra kỹ trước khi chế biến và ngừng sử dụng khi phát hiện nấm mốc.
Tóm lại, đậu phộng không chỉ là một thực phẩm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng cho những người bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những tác động không mong muốn và luôn cân nhắc để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho thắc mắc ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không nhé!
Xem thêm:
- Bị ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không?
- Người bị tuyến giáp có uống sâm được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp