Nấm và hiệu quả tuyệt vời trong phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Nam Va Hieu Qua Tuyet Voi Trong Phong Ngua Ung Thu Tuyen Tien Liet Fsjdm 1600412188

Nấm và hiệu quả tuyệt vời trong phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý ung thư thường gặp ở đối tượng đàn ông lớn tuổi. Mặc dù đã có phương pháp để cải thiện loại ung thư này nhưng vẫn không có cách nào để chữa trị hay ngăn chặn triệt để. Một trong những cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý ung thư này là có một chế độ ăn uống lành mạnh và nấm là thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nấm có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học đã đưa ra nhận định rằng, một chế độ ăn uống đơn giản có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Một trong những nghiên cứu đầu tiên khi đi vào nội dung này, các nhà nghiên cứu người Nhật Bản đã tìm thấy mối liên hệ của nấm trong việc làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù hiệu ứng này tương đối nhỏ nhưng phát hiện này cũng sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu sau này. 

nam-va-hieu-qua-tuyet-voi-trong-phong-ngua-ung-thu-tuyen-tien-liet-1

Nấm có khả năng chống lại bệnh tật tiềm tàng

Nấm là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, phổ biến và bạn có thể dễ dàng mua được. Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã bắt đầu xác định được khả năng chống lại bệnh tật tiềm tàng của nấm. Trong một đánh giá năm 2012 đã đưa ra tuyên bố rằng, một số hợp chất trong thành phần của nấm có đặc tính chống ung thư, kháng viêm và ngừa tiểu đường. Cụ thể, các nghiên cứu được tiến hành dựa trên các tế bào nuôi cấy và động vật đã phát hiện ra rằng, chiết xuất từ một số loài nấm có khả năng làm chậm quá trình phát triển của khối u. 

Nhóm nghiên cứu cũng đã nhận thấy rằng, chiết xuất từ nấm có khả năng giúp làm giảm nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) – dấu ấn sinh học chính của ung thư tuyến tiền liệt – và tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh ung thư.

Nghiên cứu gần đây nhất cũng là nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa việc tiêu thụ nấm và tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong dân số. Để điều tra, các nhà nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ Nghiên cứu hồi cứu Miyagi và Nghiên cứu hồi cứu Ohsaki. Tổng cộng, họ đã truy cập dữ liệu từ 36.499 đàn ông Nhật Bản trong độ tuổi từ 40 đến 79 tuổi; theo dõi những cá nhân này trong khoảng thời gian trung bình là 13,2 năm.

nam-va-hieu-qua-tuyet-voi-trong-phong-ngua-ung-thu-tuyen-tien-liet-2

Nấm có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Để nắm bắt các thông tin về chế độ ăn uống, lịch sử y tế, mức độ hoạt động thể chất, tình trạng hút thuốc, thói quen uống rượu, trình độ học vấn… các nhà khoa học đã sử dụng một bảng câu hỏi. Sau đó, họ sẽ tiến hành chỉ định mỗi người tham gia vào một trong năm nhóm dựa trên mức tiêu thụ nấm của họ:

  • Hầu như không bao giờ: 6,9% người tham gia
  • Một hoặc hai lần mỗi tháng: 36,8%
  • Một hoặc hai lần mỗi tuần: 36,0%
  • Ba hoặc bốn lần mỗi tuần: 15,7%
  • Hầu như mỗi ngày: 4,6%

Trong thời gian theo dõi, có 1.204 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, tương đương với 3,3% số người tham gia.

2. Hiệu quả của nấm trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Sau khi kiểm soát được các biến gây nhiễu, các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát và thấy một số tác dụng có lợi đáng kể của nấm đối với cơ thể như: 

Những người ăn nấm một hoặc hai lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 8% so với những người ăn nấm ít hơn một lần một tuần. Còn những người ăn nấm khoảng 3 lần trở lên trên mỗi tuần thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư này thấp hơn lên đến 17%. 

nam-va-hieu-qua-tuyet-voi-trong-phong-ngua-ung-thu-tuyen-tien-liet-3

Hiệu quả của nấm trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu hồi cứu đầu tiên chỉ ra tiềm năng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt của nấm ở cấp độ dân số.” Mối quan hệ giữa nấm và giảm ung thư tuyến tiền liệt vẫn rất ý nghĩa ngay cả sau khi kiểm soát một loạt các yếu tố bao gồm cả những gia đình có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, sử dụng rượu, thuốc lá và cà phê.

Bên cạnh đó, họ cũng đã điều chỉnh phân tích về lượng năng lượng, thịt, trái cây, rau và sữa mà mỗi người tham gia tiêu thụ – nói cách khác, việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt không phải là vì những người tham gia ăn nhiều nấm mà còn do họ ăn đồng thời thêm nhiều loại rau.

Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giữa những người ăn ít nấm nhất và những người ăn nhiều nhất chỉ là 0,31% (tương ứng 3,42% so với 3,11%). Ngoài ra, hiệu quả chỉ thật sự đáng kể đối với những đối tượng nam giới trên 50 tuổi. Các tác giả tin rằng điều này có thể là do ung thư tuyến tiền liệt hiếm ở đàn ông trẻ tuổi.

Mặc dù vẫn có những hạn chế nhất định trong quá trình nghiên cứu, nhưng các tác giả tin rằng tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt có thể là do chất chống oxy hóa có trong nấm. Chẳng hạn như, trong thành phần của một số loại nấm có chứa L-ergothioneine và glutathione, cả hai đều là chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Nhìn chung, các tác giả kết luận rằng: “Ăn nấm theo thói quen có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt”. Tuy nhiên, vẫn cần phải có thêm các nghiên cứu sâu hơn về các quần thể và môi trường khác để xác nhận mối quan hệ này.

Thủy Phan

Nguồn tham khảo: Cancer.net

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *