Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?
Trước khi tìm hiểu sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì mẹ hãy nắm các công dụng của đồ nếp cho sức khỏe của mình trước nhé!
Công dụng của món nếp cho mẹ sau sinh là gì?
Các mẹ biết không, gạo nếp được xem là một trong những thực phẩm chứa một lượng lớn vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong 100g gạo nếp có đến 1,2mg sắt – cực tốt cho những người bị thiếu máu.
Mẹ sau sinh ăn đồ nếp sẽ đảm bảo được lượng sắt cho con yêu thông qua sữa mẹ. Không những thế, gạo nếp còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan giúp mẹ phòng ngừa được một số bệnh như ung thư trực tràng…
Mẹ sau sinh ăn đồ nếp sẽ đảm bảo được lượng sắt cho con yêu thông qua sữa mẹ
Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?
Theo Đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, có tác dụng ấm bụng. Vì vậy, có thể nói, đồ nếp là nguồn thực phẩm tốt đối với sức khỏe của mọi người. Vậy liệu sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp nhỉ?
Bởi khá nhiều bà bầu thắc mắc câu hỏi sinh mổ bao lâu nên theo các bác sĩ, những người vừa trải qua khâu phẫu thuật, người đang bị sưng viêm nên kiêng đồ nếp để tránh bị mưng mủ.
Đặc biệt là phụ nữ sau sinh mổ, vết mổ còn chưa lành không nên vội vàng ăn đồ nếp vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
Chính vì thế, sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì tốt nhất là mẹ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi ăn lại.
Sau sinh mổ thì mẹ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi ăn được đồ nếp lại
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thông thường thì sau 2 tháng vết mổ bên ngoài sẽ hoàn toàn lành lại và vết mổ bên trong cần mất khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. Lúc này, nếu mẹ thèm đồ nếp thì vẫn có thể ăn một ít và tuyệt đối không nên ăn nhiều.
Sau sinh mổ nên ăn gì?
Nhiều sản phụ không chỉ lo lắng sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp mà còn quan tâm sau sinh mổ nên ăn gì để tốt sức khỏe.
Do áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm…
Sau sinh, mẹ ăn nhiều hơn những tháng cuối thai để tạo sữa cho con bú. Mẹ cần phải ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa đặc biệt nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mỡ, rong biển, tảo biển… giàu DHA, mẹ ăn các loại thức ăn trên thì sữa mẹ giàu DHA, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho mắt của trẻ.
Mẹ sau sinh mổ nên ăn các loại rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài… Mỗi ngày nên ăn hơn 20 loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm an toàn. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, không uống bia, rượu và hút thuốc lá.
Rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A rất tốt cho mẹ sau sinh
Kích thích hỗ trợ tiêu hóa, nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.
Sau sinh, khi vận động mẹ hãy đề phòng huyết khối, tĩnh mạch.
Phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút để dự phòng thiếu vitamin D trong thời gian từ 6 đến 7h sáng, vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.
Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết sau khi sinh và những bà mẹ không có sữa.
Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.
Tiếp tục ăn uống bổ sung sắt, vitamin ít nhất một tháng sau sinh.
Uống nước thường xuyên: Hàng ngày, mẹ cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo kích thích sự tiết sữa. Ngoài ra, việc này còn hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu ở sản phụ sau sinh nhé.
Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì mẹ cũng phải hạn chế các thực phẩm tanh, gây chậm liền sẹo.
Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp thì thời gian từ 1- 3 tháng sau sinh mổ, mẹ cần hạn chế những thức ăn có vị tanh như cá, ốc,.. vì chúng có thể gây ra hiện tượng ức chế sự đông máu sau phẫu thuật khiến vết thương lâu liền da.
Ngoài ra, những thực phẩm như rau muống, lòng trắng trứng gà cũng làm cho vết mổ của mẹ có khả năng bị viêm nhiễm hoặc gây sẹo lồi. Do đó, mẹ cũng nên kiêng để đảm bảo hồi phục nhanh nhất.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.