Hạt bơ có ăn được không? Tác dụng của hạt bơ là gì?

hat-bo-co-an-duoc-khong-2.jpg

Đa số mọi người đều có thói quen bỏ hạt khi ăn bơ. Tuy nhiên, gần đây nhiều người truyền tai nhau rằng hạt bơ không những ăn được mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vậy hạt bơ có ăn được không? Tác dụng của nó là gì?

Bơ hẳn là một thực phẩm yêu thích của nhiều chị em, nhất là những người đang có nhu cầu giảm cân, độ dáng. Hầu hết chúng ta thường bỏ hạt bơ đi sau khi ăn. Song không nhiều người biết rằng hạt bơ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí có khi còn hơn cả phần cơm của quả. Vậy hạt bơ có ăn được không? Tác dụng của hạt bơ là gì?

Hạt bơ có ăn được không? Trong hạt bơ có gì?

Đáp án cho câu hỏi hạt bơ có ăn được không chính là: Hạt bơ hoàn toàn có thể ăn được. Bao quanh bởi một lớp vỏ cứng, hạt của quả bơ chiếm 13 – 18% kích thước của toàn bộ quả.

Trong loại hạt này chứa nhiều chất xơ, carb, axit béo và lượng nhỏ protein. Thành phần của hạt bơ cũng có nhiều phytochemical – loại hóa chất thực vật được sản sinh ra để tự bảo vệ chính thứ hạt này. Một số chất phytochemical chứa trong hạt bơ có khả năng chống oxy hóa nên có lợi cho sức khỏe.

Carbs trong hạt bơ chủ yếu là tinh bột, trọng lượng khô của nó trong hạt chiếm gần 75%. Đến nay, rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để khám phá tiềm năng sử dụng của loại bột này trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Hạt quả bơ cũng chứa chất xơ hòa tan đi kèm lượng phốt pho và kali khá lớn. Bởi có nhiều thành phần dinh dưỡng như vậy nên hạt bơ đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

hat-bo-co-an-duoc-khong-2.jpg
Hạt bơ hoàn toàn có thể ăn được

Tác dụng của hạt bơ trong đời sống

Bên cạnh phần thịt của quả thì hạt bơ cũng được nhiều người đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe và nhiều mặt khác của đời sống. 70% các axit amin trong loại quả này lại nằm trong phần hạt. Nếu bạn chưa biết hạt bơ có ăn được không, tác dụng khi ăn hạt bơ thì dưới đây chính là câu trả lời.

Hạt bơ cho thấy hiệu quả làm giảm cholesterol

Nhiều thử nghiệm trên chuột đã cho thấy bột hạt bơ có khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL cholesterol “xấu” ở loài vật này. Với thành phần giàu chất béo không bão hòa đơn, hạt bơ giúp làm giảm cholesterol xấu, đồng thời tăng mật độ cholesterol tốt.

Dầu chiết xuất từ hạt bơ chứa các loại dưỡng chất đa dạng và giàu chất xơ. Đây chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Năm 2008, một nghiên cứu được công bố trên báo cáo chuyên khoa về xơ vữa động mạch Current Atherosclerosis Reports đã chứng minh hiệu quả của chất xơ trong ngừa bệnh tim mạch vành và các loại bệnh khác liên quan đến tim.

Một báo cáo khác trên tờ Current Pharmaceutical Design cũng cho thấy hạt bơ chứa nhiều loại hóa chất thực vật giúp làm giảm cholesterol và huyết áp cao, đồng thời thúc đẩy hệ miễn dịch.

Hạt bơ giúp giảm huyết áp

Chiết xuất từ hạt của quả bơ giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thành phần kali trong hạt bơ được đánh giá là một loại thuốc giãn mạch hiệu quả. Kali giúp giảm tác hại của muối natri, giúp mạch máu bớt căng thẳng, từ đó làm hạ huyết áp. Huyết áp ổn định là một trong những yếu tố gián tiếp giúp giảm nguy cơ bị tim mạch và đột quỵ.

Vai trò của hạt bơ với bệnh tiểu đường

Thử nghiệm trên những con chuột mắc tiểu đường cho thấy hạt bơ có thể làm giảm lượng đường trong máu của chúng. Nghiên cứu này đã cho thấy loại hạt này có tác dụng như một loại thuốc chống tiểu đường.

hat-bo-co-an-duoc-khong-3.jpg
Hạt bơ giúp chống lại nhiều loại bệnh

Tác dụng kháng khuẩn và chống nấm của hạt bơ

Nghiên cứu được thực hiện trên ống nghiệm cho thấy loại hạt này có thể ngăn vi khuẩn Clostridium sporogenes phát triển. Đây chính là một loại vi khuẩn hình thành bào tử. Hạt bơ cũng ức chế sự phát triển của nấm, đặc biệt là Candida albicans – loại nấm men thường gây ra các vấn đề về đường ruột.

Có một điều cần lưu ý là những phát hiện này được thực hiện dựa trên các nghiên cứu ở động vật và ống nghiệm. Do đó, vẫn cần có thêm nghiên cứu trên người để đưa ra kết luận cuối cùng. Thêm vào đó, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện với chiết xuất từ hạt bơ đã qua xử lý, chưa phải là toàn bộ hạt.

Hạt bơ giúp giảm nguy cơ đau nhức

Nhờ các chất chống oxy hóa như catechin hay procyanidin mà hạt bơ có thể làm giảm các triệu chứng do viêm nhiễm gây ra như: Đau, sưng và tê cứng. Vì vậy mà nhiều người thích dùng dầu hạt bơ để massage những vị trí đau nhức trên cơ thể.

Công dụng tẩy tế bào chết cho da của hạt bơ

Được xem như một hoạt chất tẩy tế bào chết tự nhiên, hạt bơ có thể loại bỏ các tế bào chết, lượng dầu nhờn dư thừa và tạp chất trên bề mặt da. Các chất chống oxy hóa chứa trong hạt bơ còn nuôi dưỡng làn da bị khô nhám, làm tăng độ trắng sáng của làn da.

Hạt bơ giúp đẩy lùi tốc độ lão hóa

Nhờ có các chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà hạt bơ có thể chống lại các gốc tự do – yếu tố phá hủy tế bào da khỏe mạnh. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành vết nhăn, đốm đồi mồi, khiến da chảy xệ và lão hóa sớm.

Dầu hạt bơ giúp bổ sung collagen cho da, giữ cho da được mịn màng, săn chắc và trẻ trung. Massage cơ thể thường xuyên bằng dầu hạt bơ sẽ giúp tạo tế bào mới và thúc đẩy tuần hoàn máu, cho bạn luôn tươi trẻ.

Nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe nhờ hạt bơ

Hạt bơ có thể được dùng để chế tạo ra loại dầu gội từ thiên nhiên, giúp mái tóc dày đều, bóng mượt, ngăn tình trạng tóc gãy rụng hay bạc sớm. Bởi hạt bơ có lợi cho mái tóc nên nhiều hãng hóa mỹ phẩm đã sử dụng chiết xuất từ hạt bơ để tạo ra dầu gội. Massage chân tóc với dầu hạt bơ sẽ giúp sợi tóc sáng bóng như lúc mới được hấp ủ tóc.

hat-bo-co-an-duoc-khong-4.jpg
Hạt bơ có nhiều lợi ích về sức khỏe và làm đẹp

Cách chế biến hạt bơ

Sau khi đã hiểu hạt bơ có ăn được không, ăn hạt bơ có tác dụng gì, nhiều người cũng muốn biết cách chế biến hạt bơ để đảm bảo an toàn. Loại hạt này có vỏ rất cứng nên chúng ta phải sơ chế hạt trước khi ăn. Bạn cần lưu ý là không được ăn hạt bơ còn sống. 

Cách chế biến hạt bơ như sau:

  • Lột lớp vỏ nâu của hạt bơ.
  • Sấy hạt bơ trong lò vi sóng khoảng 2 giờ ở mức 120oC để hạt khô nước.
  • Bào mịn hạt bơ đã sấy để dùng.

Hạt bơ sau khi bào thành bột có thể đem rắc lên súp, salad, các món hầm hoặc cho 1 thìa hạt bơ vào sinh tố, sữa chua, nước ép hay để pha trà.

Mặc dù hạt bơ có nhiều lợi ích nhưng theo các chuyên gia, bạn không nên quá lạm dụng. Mỗi người chỉ nên sử dụng bột hạt bơ khoảng 2 – 3 lần/tuần. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn liệu hạt bơ có ăn được không và biết được tác dụng cũng như cách chế biến hạt bơ để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

6 hạt trái cây thường bị bỏ qua nhưng chúng mang lại sức khỏe tuyệt vời

Bơ bị mốc có ăn được không? Dấu hiệu quả bơ đã hỏng

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *