Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19
Càng lớn tuổi, hệ miễn dịch sẽ càng bị suy yếu và dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus cũng như các độc tố lạ. Vậy nên, ngoài việc bảo vệ cơ thể bằng các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay… trong đại dịch Covid-19 thì cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng tăng cường sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho người cao tuổi
Khả năng hấp thụ kém các chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm khả năng chống lại sự tấn công của virus. Vì vậy chế độ dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng cho người cao tuổi là rất cần thiết.
Uống đủ nước mỗi ngày
Tuy nước không phải là một loại vitamin hay khoáng chất, nhưng nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Người có tuổi càng cao thì cảm giác khát cũng sẽ càng suy giảm khiến người lớn tuổi có thể gặp nguy cơ bị mất nước cao.
Uống đủ nước mỗi ngày
Mặc dù vậy, người lớn tuổi cũng nhất thiết phải uống đủ nước mỗi ngày, ngay cả khi không khát để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp hệ tiêu hóa thực hiện chức năng dễ dàng, hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, làm việc hiệu quả hơn và tiêu diệt những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Không chỉ uống nước lọc, người lớn tuổi cũng có thể uống các loại nước trái cây, sữa…để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, không nên dùng các loại nước lạnh mà nên uống nước ấm, uống từng ngụm nhỏ nhiều lần trong ngày. Việc uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát cũng sẽ giúp cho cổ họng không bị khô, góp phần phòng tránh Covid-19.
Ăn các loại thực phẩm giàu đạm
Điều này được khuyến cáo cho cả người lớn tuổi nói riêng và tất cả mọi người nói riêng. Bởi chất đạm là một trong những dưỡng chất quan trọng xây dựng nên hệ miễn dịch vững chắc trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự tổng hợp được nên cần phải được bổ sung thường xuyên. Đối với những người lớn tuổi nên ưu tiên bổ sung bằng những loại chất đạm dễ tiêu hóa nhưng vẫn chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu như ức gà, thịt bò, cá hồi, tôm, trứng gà, sữa….
Ăn các loại thực phẩm giàu đạm
Ngoài ra, để kích thích vị giác chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi có thể bổ sung thêm các loại rau, củ và gia vị vào món ăn. Chẳng hạn như tăng cường sử dụng hành, tỏi, gừng, sả, chanh và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật, những tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng bởi những loại thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Điều cần lưu ý là cần phải chú ý đến khẩu vị và sở thích của người lớn tuổi để ăn ngon miệng và ăn đủ số lượng cần thiết. Trong trường hợp không ăn đủ nên uống thêm 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D sẽ giúp tăng cường khả năng chống vi sinh vật gây bệnh của tế bào miễn dịch, tăng cường phản ứng miễn dịch. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin D đầy đủ cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ gây viêm phổi và tỷ lệ trầm cảm, lo âu đáng kể. Vitamin D cũng giúp cải thiện khả năng chống virus đối với những bệnh nhân bị viêm gan C hay HIV đang trong quá trình điều trị. Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên, cảm cúm và hen suyễn.
Đối với những người trưởng thành khỏe mạnh, có thể nạp vitamin D dễ dàng qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đối với những người lớn tuổi, có thể bổ sung vitamin D thông qua các viên multivitamin bổ sung. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như nấm, cá và trứng.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D
Ăn đa dạng các loại thực phẩm nếu không mắc bệnh mạn tính
Nguồn vitamin và khoáng chất tốt nhất là từ các loại thực phẩm như các loại rau xanh, hoa quả tươi. Đây là nguồn thực phẩm tươi giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tích cực và hiệu quả tối ưu. Cụ thể, vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản xuất interferon (tiêu diệt virus qua việc ức chế nhân bản) và kháng thể; hỗ trợ tăng sinh các bạch cầu lympho trong máu cũng như tăng khả năng – hoạt tính các đại thực bào.
Vitamin B giúp hỗ trợ chuyển hóa chất đường và tổng hợp protein. Vitamin A giúp xây dựng, tái tạo và phục hồi niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu bị tổn thương. Vì vậy, nếu không bị mắc các bệnh mạn tính thì nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, xây dựng khẩu phần hợp lý và lưu ý tăng cường các loại rau xanh, trái cây.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi phòng tránh COVID-19
– Nếu không có bệnh hay lưu ý gì khác về sức khỏe thì người cao tuổi nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, không nên ăn kiêng. Đặc biệt, nên ăn các loại thực phẩm nhiều màu sắc và cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm để tăng sức đề kháng phòng tránh Covid-19.
– Hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt vì sẽ dễ gây đầy bụng khó tiêu. Và về bản chất nó cũng không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.
– Cần phải đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống nước ấm. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, ăn ngoài hàng quán. Lưu ý rửa tay trước và sau khi ăn.
– Hạn chế sử dụng bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Ngoài chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng thì cần phải đi kèm với lối sống lành mạnh cũng như ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Để giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ và phòng tránh COVID-19.
Thủy Phan
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.