Chế độ ăn uống được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện tình trạng bệnh viêm cột sống dính khớp. Việc kiêng khem đúng cách sẽ giúp hạn chế phản ứng viêm xảy ra nhiều hơn. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, đồng thời phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Hãy cùng điểm danh những thực phẩm nên hạn chế sử dụng mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trong bài viết dưới đây.
Viêm cột sống dính khớp là bệnh gì?
Viêm cột sống dính khớp là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng viêm xảy ra ở phần khớp nối giữa các đốt của cột sống lưng hoặc nối giữa cột sống và xương chậu. Nó gây đau, cứng và làm cho một số đốt sống bị hợp nhất. Ngoài các biểu hiện rõ rệt theo trục xương sống, bệnh có thể ảnh hưởng tới các khớp ngoại biên, viêm tại vị trí tiếp nối với xương của gân, dây chằng,…
Triệu chứng của bệnh thường là đau và có cảm giác cứng ở lưng dưới hoặc đau hông, đau ở các bộ phận ngoài xương sống như khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân,… Hoặc khi có một số dấu hiệu bất thường trong tư thế như gù cột sống lưng, tăng ưỡn cột sống cổ,… cũng là biểu hiện của viêm cột sống dính khớp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này nhưng phần lớn là do ảnh hưởng trực tiếp từ gen di truyền. Đây được coi là căn bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, về lâu dài còn có thể gây tàn phế nếu không chữa trị kịp thời. Một số trường hợp ghi nhận được còn cho thấy tình trạng viêm làm biến dạng van động mạch chủ ở tim, gây nhiều hệ lụy đến hệ tim mạch.
Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu để chữa trị dứt điểm. Mục đích chính của việc điều trị là làm giảm triệu chứng và kiểm soát khả năng diễn tiến của bệnh. Do vậy, ngoài điều trị y tế, chế độ ăn cực kỳ quan trọng. Đó là một trong những cách đơn giản giúp cải thiện sức khỏe khớp. Một số thực phẩm có thể làm cho triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần kiêng khem đúng cách, tránh tình trạng viêm trở nặng.
Bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì?
Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì? Khi xây dựng chế độ thực đơn hằng ngày, người bệnh cần kiêng những nhóm thực phẩm sau đây để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn:
- Các loại chất kích thích, đồ uống có cồn: Đây là những đồ uống thúc đẩy phản ứng viêm, tăng nguy cơ gây hư hại các mao mạch ở xung quanh cột sống, đồng thời cản trở việc hồng cầu và chất dinh dưỡng không thể di chuyển tới cơ quan này. Do đó, sử dụng các loại chất kích thích sẽ khiến mật độ xương giảm nhanh, cấu trúc cột sống suy yếu, người bệnh bị đau nhức xương khớp nặng nề hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều muối, đường: Hàm lượng muối và đường cao cũng khiến cho phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, làm gia tăng cơn đau ở người bệnh. Tốt nhất khi chế biến món ăn bạn nên giảm lượng muối và đường, tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản.
- Thực phẩm giàu gluten như lúa mì, lúa mạch: Gluten cũng được cho là làm tăng các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Do đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, bánh quy, ngũ cốc tổng hợp.
- Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ: Người bệnh cần tránh tiêu thụ các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế chất béo bão hòa như thịt chiên, thức ăn đóng hộp, thịt xông khói, xúc xích,… Đối với các loại rau củ, thay vì chiên xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, hấp.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột đã được chứng minh là có nguy cơ gây ra sự phá hỏng một số protein trong cơ thể, làm cho các phản ứng viêm xảy ra nhiều hơn.
- Thực phẩm Omega – 6: Mặc dù Omega-6 là một acid béo lành mạnh, song đối với người bị viêm cột sống dính khớp nếu sử dụng nhiều thì lại có thể làm tăng khả năng viêm. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng, thịt đỏ, thịt gà để không làm cơn đau tái phát nhiều hơn.
Các giải pháp khắc phục viêm cột sống dính khớp
Như đã nêu ở trên, bệnh viêm cột sống dính khớp chưa có biện pháp điều trị triệt để mà mục đích của việc điều trị là chống viêm, giảm đau, duy trì chức năng vận động của khớp xương. Người bệnh mắc viêm cột sống dính khớp sống được bao lâu tùy thuộc phần lớn vào phương pháp điều trị cũng như chế độ kiêng khem trong sinh hoạt, ăn uống. Hiện nay có một số giải pháp điều trị bệnh phổ biến như sau:
Điều trị dùng thuốc: Các loại thuốc dùng trong phương pháp điều trị này thường có thành phần giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ tái tạo sụn, giúp các tổn thương sớm lành. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm canxi và vitamin D3 để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Điều trị không dùng thuốc: Người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, bao gồm những vận động theo nguyên tắc và thời gian mà bác sĩ ấn định. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, khả năng vận động của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tập luyện những động tác, bài tập phù hợp nhằm hạn chế sự dính liền các đốt sống khi bị tổn thương. Chế độ tập luyện phù hợp không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng đau cứng ở cột sống mà còn duy trì tính linh hoạt của khớp, nâng cao sức khỏe và sự tích cực, lạc quan cho tinh thần người bệnh.
Điều trị phẫu thuật: Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp ngăn chặn bệnh tình tiến triển quá nặng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương sống hoặc vùng hông, có nguy cơ gây tàn phế cho bệnh nhân. Phương pháp này tuy tốn kém về chi phí nhưng tỉ lệ thành công cao hơn, mức độ phục hồi cũng nhanh hơn. Do đó, đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi các cơn đau nhức khó chịu kéo dài, sức khỏe đảm bảo để phẫu thuật.
Với những thông tin trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm cột sống dính khớp cũng như giải đáp băn khoăn “bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì”. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu và bổ sung thêm các loại thực phẩm dành cho người bị đau nhức xương khớp, đồng thời tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng bản thân để không làm bệnh diễn tiến nặng hơn nhé!
Xem thêm: Cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà hiệu quả
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp