Trẻ suy dinh dưỡng là gì và cách điều trị

Tre Suy Dinh Duong La Gi Va Cach Dieu Tri Avanr 1530843724

Trẻ suy dinh dưỡng là gì và cách điều trị

Trẻ suy dinh dưỡng là gì?

Đây là tình trạng cơ thể thiếu protein và các vi chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt ở giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn thiếu năng lượng, không đầy đủ. Do thiếu các chất: đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trẻ suy dinh dưỡng là gì và cách điều trịTrẻ suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein và các vi chất dinh dưỡng cần thiết

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, dưới đây là một số nguyên nhân cha mẹ nên lưu ý:

– Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.

– Trẻ biếng ăn:  Có nhiều lý do như:

Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Những trẻ bị bệnh thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh nhưng đồng thời diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

Trẻ em sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ thực phẩm để ăn.

Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp đầy đủ.

Trẻ suy dinh dưỡng là gì và cách điều trị 1Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ khiến trẻ lười ăn

Tác hại từ suy dinh dưỡng là gì?

Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là gì? Trẻ suy dinh dưỡng sẽ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao, cơ thể gầy còm, yếu ớt – đó là những tác hại đầu tiên dễ thấy nhất ở trẻ. Ngoài ra, việc suy dinh dưỡng còn khiến trẻ chậm thông minh, khù khờ hơn các trẻ khác. Trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, dễ mắc bệnh do sức đề kháng yếu.

Cách điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ suy dinh dưỡng là bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Do đó, để kịp thời phát hiện, trẻ dưới 2 tuổi cần được cân đo hàng tháng. Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.

Chúng ta nên chú ý tăng thêm năng lượng trong khẩu phần ăn. Tăng cường thêm nhiều thịt, cá, trứng, sữa cung cấp năng lượng đầy đủ. Ngoài ra, cần tăng cường rau xanh, hoa quả chín để bổ sung vitamin, chất khoáng. Một điều đáng nên làm, các mẹ nhớ bổ sung cho trẻ vitamin A để phòng bệnh nhiễm khuẩn và khô mắt.

Trẻ suy dinh dưỡng là gì và cách điều trị 2Chúng ta nên chú ý tăng thêm năng lượng trong khẩu phần ăn

Cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng

Thường xuyên cân và đo chiều cao cho trẻ hàng tháng và theo dõi biểu đồ tăng trưởng. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ chất, khám thai định kỳ. Trẻ sau sinh cho bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nên cho bú sữa mẹ. Tuyệt đối không cai sữa cho bé trước 12 tháng, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ.

Điều chắc chắn cần làm là xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất cho trẻ. Cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Nên tẩy giun định kỳ và vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn. Hơn nữa, chúng ta cũng cần tạo cho trẻ một môi trường vui chơi thoải mái để trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp quý phụ huynh hiểu rõ trẻ suy dinh dưỡng là gì? Và có những biện pháp phòng tránh cho trẻ.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *