Thiết kế THỰC ĐƠN cho người bệnh GÚT nhằm giảm Axit Uric, Urat
Thiết kế thực đơn cho người bệnh gút
1. Thực đơn cho người bệnh Gút cần
– Phải uống 2 đến 2,5 lít nước hàng ngày, tốt nhất là uống nước khoáng tinh khiết. – Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi chín tự nhiên, ngũ cốc còn nguyên hạt. – Giảm ăn các món ăn chứa đạm: Một ngày chỉ nên ăn ít hơn 150gr thịt cá. Công thức chuyển đổi lượng thực phẩm tương đương để đa dạng món ăn như sau 100gr thịt = 180gr đậu phụ = 70gr đậu phộng = 100gr cá = 100gr tôm.
Người bị Gút cấp tính:
– Lượng chất đạm: chiếm 15% tổng năng lượng hàng ngày, bạn nên chọn nguồn từ trứng, sữa, đậu phộng, phomat – Chất béo – đường: chiếm 65% tổng năng lượng, nên chọn chất béo đa không no từ thực vật – Các loại rau củ quả tăng trưởng nhanh: măng, giá đỗ, măng tây nên tránh ăn.
Người bị Gút mãn tính:
Thực đơn cho người bệnh Gút mãn tính cần chú ý tuyệt đối hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều purin, protein. Đặc biệt là các loại đạm động vật, đậu đỗ không nên ăn quá 100gam mỗi ngày. Sau đây là 3 nhóm thực phẩm với hàm lượng purin có trong 100gam thức ăn tương ứng: – Nhóm I (0 – 50mg): Các sản phẩm rau củ quả không tăng trưởng nhanh, rau củ không thuộc nhóm II, sản phẩm từ sữa, trứng, dầu ăn, trà, café,… – Nhóm II (50 -150mg): Gia cầm, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu đỗ, súp lơ, măng tây, nấm, cải xoăn, rau chân vịt – Nhóm III (150 – 1000mg): Nội tạng, động vật chăn thả hoặc động vật tự nhiên như gà lồi, thú rừng, thỏ, thực phẩm lên men, trứng cá tuyết, trứng cá muối, hải sản như sò điệp, cá trích, cá cơm, tôm hùm, bia,
2. Thực phẩm tốt cho người bị Gút
Thực đơn cho người bệnh gút nên chứa nhiều rau xanh
– Rau cần: Rau này có tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong. Ngoài ra rau cần rất cũng giàu vitamin, khoáng chất. Đây là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gút do chứa rất ít nhân purin. – Dưa leo: Dưa leo là loại quả có tính kiềm, giàu vitamin C, kali có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát. Trong đó muối kali có tác dụng lợi niệu rất tốt cho người bệnh gút. – Súp lơ: Trong 100gr súp lơ có chứa rất ít nhân purin, chỉ khoảng 75mg. Ngoài ra súp lơ có nhiều vitamin C cực tốt cho người bệnh Gút. – Rau cải bắp, cải xanh: Rau cải bắp, cải xanh có tính kiềm, muối kali, vitamin C hàm lượng purin có trong cải bắp không đáng kể. Công dụng của cải bắp là lợi lục phủ ngũ tạng, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc. Chính vì thế nó rất tốt cho người bệnh Gút hay người có axit uric trong máu cao. – Các loại cà như cà pháo, cà bát, cà tím,…: hầu như không chứa nhân purin, là loại thực phẩm kiềm tính. Chúng có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống, khử phong thông lạc, lợi niệu. – Trái anh đào: Trái anh đào có chứa nhiều hoạt chất anthocyanins có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Thêm nữa, quả này còn chứa allopurinol có khả năng ngăn chặn, giảm thiểu các cơn đau Gút. Nghiên cứu cho thấy việc ăn tươi và sử dụng các sản phẩm từ anh đào đều giúp cơ thể giảm được lượng axit uric, phòng ngừa biến chứng bệnh gút hiệu quả cao. – Củ cải: có vị ngọt, tính mát, được đông y sử dụng để lợi quan tiết, trừ tà nhiệt, hành phong khí, trừ phong thấp nên rất phù hợp cho những người bị phong thấp nói chung và những người bị bệnh gút nói riêng. – Các thực phẩm khác: bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, đậu tương, sữa bò cũng rất tốt. Các loại này đều chứa ít nhân purin, lợi tiểu, thanh nhiệt hỗ trợ điều trị gút rất tốt.
3.Thực đơn cho người bệnh Gút trong 1 tuần
Thực đơn cho người bệnh gút trong vòng 1 tuần[
Mặc dù thực đơn cho người bệnh gút không thể thay thế thuốc điều trị. Nhưng chế độ ăn góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, kìm hãm bệnh tật cũng như hạn chế liều thuốc cần dùng. Chế độ ăn cũng là giải pháp tối ưu cho những người bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc. Hy vọng thực đơn vàng cho người bệnh gút ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi bệnh tật.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.