Gợi ý mẹ chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
1. Nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng
– Dinh dưỡng nghèo nàn: chế độ ăn nghèo nàn phần lớn là do mẹ không biết cách cho con ăn uống hoặc sữa mẹ thiếu nhiều chất cần thiết đối với bé.
– Bé mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn: trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa dài ngày không khỏi, bé sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khiến bé chán ăn bỏ ăn thời gian dài.
– Dị tật bẩm sinh: trẻ sinh non thiếu tháng, bé sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, hay ngay từ trong bụng mẹ đã bị suy dinh dưỡng.
– Môi trường, điều kiện kinh tế: suy dinh dưỡng thường xảy ra ở những trẻ không đủ kinh tế để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ở những nước đang phát triển thường có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhiều hơn các nước phát triển.
Để biết con mình có mắc bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em hay không thì các ông bố, bà mẹ cần biết các triệu chứng sau đây:
-
Sụt cân hoặc đứng cân trong nhiều tháng liền;
-
Thường xuyên ốm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.
-
Trẻ mệt mỏi nhiều, kém linh hoạt
2. Cần có chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?
Nếu như con bạn mắc bệnh ở độ nhẹ và vừa thì điều trị bệnh tại nhà cũng có thể chữa khỏi:
– Chế độ dinh dưỡng: nếu như trẻ dưới 6 tháng thì cho trẻ bú nhiều hơn bình thường bất kể lúc nào bé đói.
– Với những bà mẹ mất sữa, có vấn đề về tuyến vú: mẹ phải cho bé uống sữa ngoài, sữa theo công thức, sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng.
– Trẻ từ 6 tháng trở lên đã có thể ăn dặm thì cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé hơn như thịt, cá xay nhuyễn nấu với nước cháo đun sôi để nguội. Đồng thời cũng đảm bảo an toàn vì đường tiêu hóa của bé còn chưa được hoàn thiện rất dễ bị kích thích bởi tác động xấu.
– Nếu như trẻ gầy có thể tăng đậm độ năng lượng giảm độ đặc bằng cách tăng chất béo, mỗi bữa ăn thêm khoảng 2 thìa dầu ăn vào bát ăn dặm của bé. Mẹ không cần quá lo lắng vì nghĩ rằng sử dụng dầu ăn là ảnh hưởng đến hệ đường ruột của bé, tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm bởi sẽ mất đi một lượng chất béo đáng kể cho bé.
3. Trẻ suy dinh dưỡng cần những loại thực phẩm gì?
– Gạo, khoai lang, bí đỏ.
– Các loại thịt: cá, thịt bò, thịt lợn…
– Sữa hoặc chế phẩm từ sữa: sữa bột nhiều năng lượng, sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, sữa chua, sữa chua uống, váng sữa…
– Dầu, mỡ.
– Các loại rau củ quả tăng vitamin và chất xơ.
4. Kế hoạch chăm sóc như thế nào cho trẻ suy dinh dưỡng độ nặng?
– Chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ.
– Tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé lên.
– Dùng các loại thuốc vitamin, thuốc theo đơn của bác sĩ đúng liều, đúng thời điểm.
– Trẻ cũng cần được bổ sung dinh dưỡng như ở độ nhẹ và vừa.
– Những trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cùng với triệu chứng khó thở, tiêu chảy cần đến các cơ sở y tế để điều trị.
Trên đây là những chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng dành cho các ông bố bà mẹ tham khảo. Hi vọng bạn sẽ có những kế hoạch cũng như phương pháp điều trị hợp lí cho con trẻ của mình. Chúc con bạn luôn khỏe mạch, nô đùa, vui tươi, phát triển cơ thể toàn diện về mọi mặt.
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.