Cây dâm bụt có độc không? Công dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

cay-ram-but-co-doc-khong-1.jpg

Hầu hết mọi người đều biết đến cây dâm bụt như một loài cây cảnh. Ít ai biết rằng, từ xa xưa cây dâm bụt đã được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc cây dâm bụt có độc không?

Cây dâm bụt có nguồn gốc từ Đông Á nhưng ngày nay đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Loài thực vật này được trồng làm cảnh và làm vị thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ghi nhận về công dụng của loài thực vật này với sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến hoài nghi cây dâm bụt có độc không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá sự thực về công dụng chữa bệnh của cây dâm bụt.

Cây dâm bụt có độc không?

Cây dâm bụt hay cây dâm bụt còn có những tên gọi khác như xuyên can bì, chu cận, phù tang, phật tang, bông bụp,… Cây có tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis L, thuộc loài cây bụi thường xanh, thân cây có thể cao từ 1 – 5m tùy loài. Lá cây là loại lá đơn, mọc cách, phiến lá có răng cưa. Hoa dâm bụt khá lớn, có nhiều màu từ đỏ, hồng, vàng, cam với cánh đơn hoặc cánh kép.

Xưa kia, cây mọc hoang hoặc thường được trồng trước nhà làm cảnh và bờ rào. Ngày nay, cây được trồng làm cảnh. Ngày nay, cây dâm bụt được trồng làm cảnh rất nhiều nên người ta cũng lai tạo ra nhiều giống cây dâm bụt với màu sắc, kích cỡ và hình dáng hoa khác nhau. Ngoài trồng làm cảnh, dâm bụt còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Các bộ phận của cây từ lá, hoa, vỏ rễ đều có tác dụng dược tính và được dùng trong các bài thuốc Đông y.

Trong dân gian, cây dâm bụt không những không có độc tố mà còn được sử dụng để chữa một số bệnh rất hiệu quả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Do vậy, chúng cũng là loài hoa được trồng ở nhiều nơi, ngoài trồng làm cảnh, dâm bụt còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Các bộ phận của cây từ lá, hoa, vỏ rễ đều có tác dụng dược tính và được dùng trong các bài thuốc Đông y.

cay-ram-but-co-doc-khong-1.jpg
Cây dâm bụt vừa là cây cảnh, vừa là vị thuốc

Công dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

Nhiều người không tin vào công dụng chữa bệnh của cây dâm bụt nên còn hoài nghi cây dâm bụt có độc không. Trong Đông y, dâm bụt có tính bình, vị ngọt hơi đắng và cả hoa lẫn lá cây đều nhớt. Các bộ phận của cây dâm bụt được dùng trong các bài thuốc tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng,…

Y học hiện đại đã khám phá thành phần hóa học trong các bộ phận của cây và tìm thấy:

  • Trong lá dâm bụt có chứa các thành phần gồm: Chất nhầy tự nhiên, caroten, ester của acid acetic, beta- sitosterol.
  • Trong hoa dâm bụt có chứa flavonoid, alcaloid và nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, beta carotene – tiền chất của vitamin A, sterol, hentriacontane, cyclopropenoid.

Cây dâm bụt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Giảm cholesterol và hạ huyết áp

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, cây dâm bụt có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Tất cả là nhờ hợp chất saponin của dâm bụt có thể liên kết với cholesterol và ngăn cản quá trình hấp thu của nó vào cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ xơ vữa thành mạch hay bệnh lý tim mạch. Các thử nghiệm cũng cho thấy, uống chiết xuất hoa dâm bụt có thể giúp giảm đến 22% cholesterol toàn phần và hạ huyết áp tự nhiên cho những người cao huyết áp.

cay-ram-but-co-doc-khong-2.jpg
Cây dâm bụt vốn rất quen thuộc với người Việt

Chữa cảm sốt

Đông Y từ xa xưa đã lưu truyền bài thuốc dùng nước lá dâm bụt để điều trị các bệnh cảm cúm thông thường, cảm lạnh hoặc sốt. Ngày nay, chúng ta cũng có thể dùng trà lá dâm bụt để chữa các chứng bệnh này nếu không muốn dùng thuốc Tây.

Làm đẹp da và tóc

Có lẽ đây là công dụng mà các chị em phụ nữ rất thích. Lá cây dâm bụt tươi chà xát lên da có thể tẩy da chết, loại bỏ mụn đầu đen, giúp da mềm mại, mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa da. Lá dâm bụt giã nát có thể làm sạch tóc, chữa rụng tóc và bạc tóc sớm. Thậm chí các nghiên cứu mới đây còn cho thấy chiết xuất từ lá cây dâm bụt có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào trong nang tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn.

Lợi tiểu, giải độc

Trà hoa hoặc lá dâm bụt có tác dụng lợi tiểu. Nhờ đó, nó tăng cường đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu. Khi cơ thể ít tích tụ độc tố có thể giảm nguy cơ mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Chống oxy hóa, phòng bệnh mãn tính

Trong các bộ phận của cây dâm bụt đều có hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa khác rất dồi dào. Những chất chống oxy hóa này, chống lại quá trình oxy hóa gây tổn thương tế bào. Nhờ đó, cơ thể có thể được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư,…

cay-ram-but-co-doc-khong-3.jpg
Tìm hiểu được các lợi ích loài thực vật này sẽ giúp bạn biết chính xác cây dâm bụt có độc không

Giúp duy trì cân nặng và vóc dáng

Các thành phần của cây dâm bụt có độc không? Câu trả lời là không. Vì vậy, có nhiều cách sử dụng các bộ phận của cây dâm bụt theo đường uống. Nước lá dâm bụt có thể kích thích tiêu hóa và chuyển hóa chất béo. Nhờ đó nó hỗ trợ việc giảm cân, giữ dáng.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Hợp chất thực vật Polyphenol của cây dâm bụt có thể tăng lưu lượng máu đến não và bảo vệ các tế bào thần kinh. Các nghiên cứu mới đây cho thấy chiết xuất trong cây dâm bụt có thể làm giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Ổn định đường huyết

Uống chiết xuất hoa dâm bụt trong 21 ngày có thể giảm mức đường huyết từ 40 – 46% là kết quả của một nghiên cứu gần đây. Lý do là bởi một loại polyphenol của hoa dâm bụt là acid ferulic có thể kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và tăng độ nhạy của insulin giúp chuyển hóa đường hiệu quả.

Chống viêm và tăng cường miễn dịch

Hợp chất polyphenol của cây dâm bụt có đặc tính chống viêm. Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác sẽ củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng cường đề kháng. Chiết xuất hoa dâm bụt giúp phòng ngừa viêm nhiễm tế bào, giảm nguy cơ ốm vặt như cảm lạnh hay nhiễm trùng.

Đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương

Chiết xuất hoa dâm bụt dùng đường uống có thể kích thích tạo mô hạt và giúp các vết thương hở nhanh lành hơn. Ngoài ra, với tính kháng viêm, chống khuẩn, dùng lá dâm bụt giã nát bôi ngoài vết thương cũng giúp đẩy nhanh quá trình lành thương.

cay-ram-but-co-doc-khong-4.jpg
Cả lá và hoa dâm bụt đều tốt cho sức khỏe

Bài thuốc chữa bệnh từ cây dâm bụt

Đến đây, có lẽ bạn đã tự trả lời được câu hỏi cây dâm bụt có độc không. Cây dâm bụt không những không chứa độc tố mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Nếu xét riêng công dụng chữa bệnh, các thành phần của cây dâm bụt có mặt trong nhiều vị thuốc như:

  • Bài thuốc chữa chứng hồi hộp, khó ngủ: Bạn dùng 15 – 20g hoa dâm bụt khô hãm uống thay trà hàng ngày nhưng không được thay thế hoàn toàn nước lọc. Bạn cũng có thể dùng 15g lá dâm bụt sắc cùng 12g hoa nhài để uống vào buổi chiều trong 1 tuần đến 10 ngày liên tiếp.
  • Bài thuốc chữa mụn nhọt có mủ: Bạn dùng hoa dâm bụt tươi, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g cùng vài hạt muối trắng giã nát rồi đắp lên mụn nhọt. Bài thuốc này sẽ giúp giảm triệu chứng đau nhức, sưng nóng và giúp nhanh tiêu mủ.
  • Bài thuốc chữa tê mỏi chân tay: Bạn dùng lá đào, lá dâm bụt, lá thài lài tía, lá mận, lá si mỗi loại 30g mang phơi khô, sao vàng và ngâm rượu. Rượu này ngâm khoảng 15 ngày là có thể mang ra xoa bóp hàng ngày sẽ giúp giảm mỏi chân tay.
  • Bài thuốc chữa rong kinh ở nữ giới: Bạn dùng 40g rễ dâm bụt cùng 30g huyết dụ sắc uống liền trong 7 ngày. Nếu bệnh chưa khỏi, bạn nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục liệu trình khác.
  • Bài thuốc chữa kiết lị: Dùng 10 bông dâm bụt bỏ cuống, hấp cách thủy cùng 1 thìa đường đen. Khi chín, bạn lấy ăn cả nước lẫn cái.

Cây dâm bụt có độc không? Câu trả lời là không. Cây dâm bụt không chỉ là loại cây dân dã gắn liền với đời sống của người dân ở một số làng quê mà còn có tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng quá nhiều, không nên sử dụng trà dâm bụt để thay thế nước uống hoàn toàn. Nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây dâm bụt nhé!

Xem thêm: Uống nước lá dâm bụt có tác dụng gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *