Cảm cúm có lây qua sữa mẹ không và nếu có phải làm như thế nào?
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh cảm cúm không quá nguy hiểm, đôi khi không cần dùng tới thuốc mà vẫn tự khỏi được. Tuy nhiên với những chị em đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nhiều mẹ tự hỏi không biết cảm cúm có lây qua sữa mẹ không?
Biểu hiện của bệnh cảm cúm
Khi bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn cảm cúm, cơ thể mẹ sẽ có những biểu hiện thường thấy như:
- Đau họng, ho: Đầu tiên là cảm giác đau rát cổ, khó nuốt, sau đó là những cơn ho xuất hiện
- Sổ mũi, nghẹt mũi: Trong 1 – 2 ngày sau khi đau rát họng, người bệnh sẽ bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi,…
- Sốt: Khi cơ thể nhiễm khuẩn sẽ có biểu hiện sốt. Thông thường, sốt do cảm cúm không quá cao chỉ vào khoảng 48 – 49 độ C.
- Đau đầu: Nếu hiện tượng sốt kéo dài người bệnh dễ bị mất nước, đau đầu và mệt mỏi.
Cảm cúm có lây qua sữa mẹ không?
Cảm cúm là bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay sử dụng chung đồ vật. Chính vì thế mẹ bị cảm cúm rất dễ lây sang con. Tuy nhiên dễ lây lan nhưng virus cảm cúm lại khó thâm nhập vào sữa nên không lây qua đường sữa mẹ.
Dẫu vậy sự tiếp xúc: ôm ấp, bồng bế,… của mẹ với con là điều kiện lý tưởng để virus cúm lan truyền. Chính vì thế các bác sĩ nhi khoa khuyên chị em khi bị cảm cúm vẫn nên cho con bú như bình thường. Chỉ cần hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp, xúc giác,… với con là được.
Phòng bệnh cho con khi mẹ bị cảm cúm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Để con phát triển toàn diện mẹ nên cho con bú thường xuyên, đủ bữa. Nếu bị bệnh mà không ảnh hưởng nhiều tới con thì vẫn tiếp tục cho con bú. Khi bị cảm bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
- Khi có các dấu hiệu như hắt hơi, ho liên tục, ho có đờm cần phải đi khám để biết chắc mình có bị bệnh cảm cúm và cách điều trị như nào cho phù hợp với thể trạng
- Cách ly với bé một thời gian, chỉ tiếp xúc khi cho con bú.
- Khi cho bú mẹ nên mang găng tay, đeo khẩu trang, đeo mắt kính.
- Nhớ lau sạch đầu vú bằng nước muối loãng ấm trước khi cho bé bú để diệt khuẩn.
- Phải đợi ít nhất khoảng 2 tuần mới được tiếp xúc trực tiếp bình thường lại với bé.
Điều quan trọng khi đang bị cảm mẹ cần phải tiến hành vệ sinh thường xuyên như: rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, ho hoặc lau nước mũi với khăn giấy và vứt bỏ ngay sau khi dùng. Hạn chế tối đa sờ vào mặt, chân, tay, quần áo,… của bé. Thường xuyên súc miệng mới nước muối, ăn nhiều rau củ, quả, bổ sung thêm vitamin C để nhanh khỏi bệnh.
Ngoài ra, cần thông báo với bác sĩ biết bạn đang nuôi con bằng sữa để tránh các đơn thuốc có chứa kháng histamine – có thể ảnh hưởng tới bé qua sữa mẹ.
Huyền Trang
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.