Típ giảm đau bụng kinh ở nữ giới trong những “ngày ấy”
Đau bụng kinh ở nữ giới do đâu?
Nguyên nhân chủ quan:
-
Cổ tử cung quá hẹp làm cho kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài sẽ gây nên những cơn đau bụng kinh.
-
Do gen di truyền
-
Sự gia tăng bất thường progesterone và hormon prrostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung thường gây đau bụng kinh.
-
Tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt, làm cho tử cung không dễ dàng thả lỏng bình thường, do đó sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
-
Những bất thường ở tử cung như: tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh và gây đau bụng khi hành kinh.
-
Một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, bệnh viêm vùng chậu cũng gây nên cơn đau bụng kinh
Nguyên nhân khách quan:
-
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong kỳ kinh nguyệt: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, không giữ ấm cơ thể, tắm nước lạnh… cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
-
Vận động mạnh: trong những ngày hành kinh nếu chị vận động mạnh, chạy nhảy hoặc làm việc nặng… cũng gây nên tình trạng đau bụng kinh.
-
Vận động ít, ngồi một chỗ quá nhiều cũng gây đau bụng kinh.
-
Do đặt vòng tránh thai.
Các mức độ đau bụng kinh ở nữ giới
Mức độ nhẹ: hay còn gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trước hoặc trong kỳ nguyệt san các bạn gái thường có dấu hiệu đau thắt lưng nhẹ, đau âm ỉ phần bụng dưới, đầy bụng, ngực căng.
Mức độ trung bình: Ở mức độ này ngoài triệu chứng đau bụng và đau lưng chị em còn có một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chân tay lạnh, bủn rủn.
Mức độ nặng: Chị em thường bị đau dữ dội với những cơn đau thắt lưng kéo dài, chân tay tê lạnh, mặt mũi xanh xao tái nhợt, ra nhiều mồ hôi kèm theo tình trạng nôn mửa. Nhiều trường hợp đau đến mức ngất đi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Típ giảm đau bụng kinh ở nữ giới trong những “ngày ấy”
Để giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi “đến tháng”, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách cải thiện chứng đau bụng kinh.
-
Chườm nước nóng: Chị em có thể sử dụng chai thủy tinh nhỏ rồi đựng nước ấm, sau đó lăn qua lăn lại vào phần bụng dưới.
-
Đắp gừng tươi: Bạn sử dụng gừng tươi xắt lát hoặc giã nát chườm vào phần bụng khoảng 5 – 10 phút.
-
Massage giảm đau bụng kinh: Việc massage nhẹ nhàng phần bụng dưới trong kỳ nguyệt san cũng giúp co cơ bụng không bị co thắt đột ngột gây đau bụng kinh.
-
Chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, kiêng ăn đồ lạnh hay những thực phẩm có tính hàn trong kỳ nguyệt san, đặc biệt là chị em nên ăn nhiều sữa chua trong thời gian này. Kèm với đó đừng quên nghỉ ngơi thật nhiều, hoặc vận động nhẹ như tập yoga, cũng giúp giảm cơn đau phần nào.
Hoàng Dương
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.