Ăn tôm và uống vitamin C có tốt hay không?
Tôm là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thời gian gần đây thường hay có tin đồn ăn tôm và uống vitamin C gây đột tử khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Tìm hiểu về vitamin C
Hàng ngày, chúng ta phải được cung cấp đầy đủ 13 loại vitamin để nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có vitamin C (acid ascorbic). Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến bệnh scortbut với một số triệu chứng như chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, có các vết thâm tím rộng trên da (tức các mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là “vết ma cắn”), cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự sản xuất và dự trữ vitamin C nên cần phải cung cấp thường xuyên bằng các loại thực phẩm chứa vitamin C.
Vitamin C là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Vitamin C thường có nhiều trong các loại rau xanh như cà chua, bông cải xanh, một số loại trái cây thuộc họ quýt như cam, chanh, bưởi, quýt… Vitamin C có chức năng chính trong việc sản xuất collagen, một dưỡng chất protein chính của cơ thể gây ảnh hưởng đến làm da và tham gia vào quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và hormone, giúp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Đồng thời, vitamin C cũng đóng vai trò như một chất chống oxy hóa rất quan trọng (bên cạnh vitamin E, bêta-caroten và chất khoáng selen).
Mặc dù vitamin C là một dưỡng chất cần thiết nhưng cũng không được quá lạm dụng loại vitamin C này hàng ngày. Mỗi ngày cơ thể chỉ cần nạp khoảng 60mg, việc dùng vitamin C liều cao (quá 1gr/ngày) sẽ khiến bị dư thừa, dẫn đến một số nguy cơ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, giảm độ bền của hồng cầu. Nếu bạn sử dụng vitamin C dạng viên thuốc sủi bọt thì cần phải lưu ý bởi 1 viên thuốc như vậy thường có chứa khoảng 1gr (tức 1.000mg) vitamin C, nghĩa là lượng này gấp hơn 16 lần nhu cầu hàng ngày! vậy ăn tôm và uống vitamin C có nên không?
Cẩn thận khi kết hợp ăn tôm và uống vitamin C
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có sự tương tác phức tạp với nhau. Chính vì vậy, cần phải lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp nhất sao cho chất này không cản trở sự hấp thu của chất kia. Phối hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh, tạo nên các món ăn ngon bổ dưỡng.
Cẩn thận khi kết hợp ăn tôm và uống vitamin C
Một số nguồn tin nói rằng, việc ăn tôm và uống vitamin C có thể gây nên ngộ độc với một số dấu hiệu như chảy mũi, miệng, tai và mắt. Và lý do được giải thích ở đây là do vỏ tôm có chứa thạch tín (asen), ăn chung với vitamin C đã xảy ra ngộ độc trầm trọng.
Theo nghiên cứu từ Đại học Chicago (Mỹ), lớp vỏ mềm có tôm có chứa postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này không độc đối với cơ thể con người nhưng nếu ngay lúc đó uống vitamin C thì có thể sẽ gây ra phản ứng hóa học. Lúc này, Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203 là chất thường dùng để vẽ viền vàng các loại bát đĩa). Chất Arsenic độc hại sẽ làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) cho biết, lớp vỏ của tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến độ có thể gây ngộ độc cho chính con tôm. Ngoại trừ trường hợp tôm sống trong những vùng nước ô nhiễm có chứa quá nhiều thạch tín (như những nơi sản xuất hóa chất công nghiệp) nhưng trường hợp này là rất hiếm.
Tuy trường hợp ăn tôm và uống vitamin C gây ngộ độc và gây chết người được nói ở trên đây là vô cùng hy hữu. Nhưng các nhà khoa học cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng: Tôm là một loại thực phẩm ngon bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn tôm vì có thể gây nguy cơ tử vong. Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gây nên những trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên lột vỏ tôm trước khi ăn
Ngoài ra, một lưu ý quan trọng nữa là bạn không nên cho trẻ nhỏ ăn tôm sống, cá hay hải sản khi chúng chưa được nấu chín kỹ vì sẽ làm bé bị tăng nguy cơ mắc bệnh giun sán. Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, việc ăn tôm có thể làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trần trọng hơn. Vì vậy, khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ không nên cho bé ăn tôm và nên bóc toàn bộ vỏ tôm trước khi ăn.
Tuy vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhưng lại chứa một lượng độc tố đáng kể. Nếu mẹ muốn bổ sung canxi từ tôm cho trẻ thì nên lấy phần chân, càng và đầu tôm xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước nấu cho bé cùng phần thịt tôm là đủ. Những bé đã từng có dấu hiệu bị dị ứng với hải sản cần phải tuyệt đối kiêng ăn tôm. Sau khi ăn tôm thì khoảng 4h sau mới nên ăn những loại trái cây giàu acid tannic.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và có lời giải đáp cho vấn đề ăn tôm và uống vitamin C có gây ngộ độc hay không. Từ đó biết sử dụng kết hợp đúng cách để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Thủy Phan
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.