Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh dị ứng nhiễm trùng
Bệnh dị ứng nhiễm trùng hay còn có tên gọi khác là viêm da bội nhiễm. Nguyên nhân của bệnh là do bệnh nhân bị bệnh dị ứng ban đỏ trước đó nhưng điều trị sai cách hoặc không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nặng. Dị ứng nhiễm trùng rất dễ lan rộng và trở nên trầm trọng, quá trình điều trị cũng vì thế mà rắc rối và khó khăn hơn. Không những thế, bệnh dị ứng nhiễm trùng còn ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng nhiễm trùng
Nguyên nhân chính khiến cơ thể bị nhiễm trùng (bội nhiễm) sau khi dị ứng là do điều trị không đúng cách và không triệt để. Cụ thể như:
- Khi bị bệnh dị ứng khắp người, bệnh nhân chăm sóc cơ thể không đúng cách. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh không được khử trùng hay có độ kiềm quá cao. Việc này khiến da nhiễm trùng nặng hơn, tái đi tái lại mãi không khỏi.
- Bị dị ứng nhưng phải sống trong môi trường ô nhiễm. Các tác nhân kích thích từ môi trường như khói, bụi, lông, hóa chất,… nếu bám vào vết thương sẽ gây nhiễm trùng. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh cơ thể bạn cần phải làm sạch cả không gian sống nếu không muốn bị bội nhiễm.
- Trong quá trình bị dị ứng, người bệnh không kiềm chế được bản thân hoặc không có cách làm giảm cơn ngứa nên đã gãi làm trầy xước da khiến vi khuẩn thâm nhập vào vết thương.
- Sức đề kháng kém không đủ khả năng chống lại các dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Hiện tượng này hay thấy nhất ở người già và trẻ nhỏ. Thêm nữa, những người sở hữu cơ địa mẫn cảm cũng dễ bị bội nhiễm hơn người bình thường.
Dấu hiệu của bệnh dị ứng nhiễm trùng
Rất dễ để nhận biết một người dị ứng bị nhiễm trùng hay không bằng cách căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài.
Nếu bị nhiễm trùng, ngay tại chỗ bị phát ban đỏ sẽ xuất hiện tình trạng:
- Các nốt ban nổi thành mụn nước bất thường (không phải màu nước trong)
- Mụn nước vỡ ra kèm theo dịch vàng, đôi khi kèm theo cả mủ xám đen
- Vùng da nhiễm trùng ửng đỏ (đỏ hơn phát ban)
- Vùng da bị nhiễm trùng cực ngứa rát, đau nhức vô cùng khó chịu
- Ở một số bệnh nhân có biểu hiện phù nề
Ngoài ra, có thể nhận biết một người có bị bệnh dị ứng nhiễm trùng hay không qua các biểu hiện khác như:
- Người bệnh mệt mỏi, xanh xao
- Sụt cân nhanh
- Một số trường hợp bị sốt nóng hoặc sốt rét
Nếu tình trạng này kéo dài còn khiến cho cơ thể bị nhiễm độc toàn thân; mạch đập nhanh trên 100 lần/phút (có trường hợp lại đập chậm dưới 60 lần/phút).
Những bệnh nhân này còn bị hạ huyết áp, các bác sĩ đo được ở khoảng dưới 90mmHg. Tùy thuộc vào loại virus thâm nhập cơ thể, có người bệnh sốt cao trên 39 độ C hoặc có người lại giảm thân nhiệt xuống dưới 36 độ C. Nếu rơi vào tình trạng thở nhanh, suy hô hấp, trụy tim mạch, sốc co giật cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức.
Huyền Trang
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.