Cách trữ sữa mẹ đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho con

Cach Tru Sua Me Dam Bao Nguon Sua Dinh Duong Cho Con Pcucc 1575278948

Cách trữ sữa mẹ đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho con

Không phải người mẹ nào cũng có thời gian cho con bú trực tiếp mỗi ngày, nhất là khi mẹ phải quay lại đi làm sau thời gian nghỉ thai sản. Tích trữ sữa mẹ lúc này là cách tốt nhất để con vẫn được thừa hưởng những dưỡng chất quý giá nhất từ sữa mẹ. Cùng tìm hiểu cách trữ sữa mẹ đúng cách để bạn vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi bạn không ở cạnh bé.

Chọn dụng cụ trữ sữa mẹ

Một trong những yêu cầu hàng đầu khi trữ sữa mẹ chính là lựa chọn dụng cụ trữ sữa an toàn, hợp vệ sinh để đảm bảo chất lượng của sữa. Hiện nay, bạn có thể 2 dụng cụ trữ sữa phổ biến nhất là bình trữ sữa và túi trữ sữa.

1. Bình trữ sữa

Bạn có thể dùng bình nhựa hoặc bình thủy tinh nguyên vẹn, có nắp đậy để trữ sữa mẹ. Đối với bình nhựa chuyên trữ sữa mẹ, ưu điểm của nó là có thể lắp núm vào cho bé bú bất kỳ lúc nào. Nhưng bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa nóng. Mẹ nên ưu tiên dùng bình thủy tinh hơn.

Cách trữ sữa mẹ đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho con 1Trữ sữa mẹ bằng bình sữa tiện lợi

Trước khi cho sữa vào bình, bạn nên vệ sinh bình với dung dịch vệ sinh bình sữa và với nước ấm, để ráo trước khi sử dụng. Khi đổ sữa vào, bạn không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống để sữa còn giãn nở khi thay đổi nhiệt độ.

Khi dùng bình trữ sữa mẹ, bạn lưu ý là chỉ nên trữ ở ngăn mát và dùng xoay vòng trong 1 – 2 ngày. Không nên trữ bình ở ngăn đông đá vì chiếm nhiều diện tích. Ngăn đá với nhiệt độ quá lạnh cũng dễ khiến bình bị nứt vỡ. 

2. Túi trữ sữa mẹ

Túi trữ sữa mẹ được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay do tính tiện lợi của nó. Ưu điểm của loại túi này là nhỏ gọn, tiện lợi và không làm tốn diện tích tủ lạnh, có thể trữ lâu dài trên ngăn đá. Túi còn có khóa zip an toàn để sữa bên trong không tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đảm bảo chất lượng của sữa. 

Điều quan trọng là bạn cần chọn loại túi tốt, có thương hiệu uy tín, được thiết kế chuyên dụng để trữ sữa, làm bằng loại nhựa an toàn và chỉ nên sử dụng 1 lần. Vì một số chất dẻo có trong các loại túi kém chất lượng còn có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa.

Cách trữ sữa mẹ đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho con 2Túi trữ sữa mẹ gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích

Để sử dụng, bạn cho khoảng 60 – 120ml sữa vào túi rồi ép hết không khí ra ngoài. Đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở và có thể gây rách túi khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Tủ đông nơi trữ sữa phải luôn duy trì ở mức âm độ.

Thời gian trữ sữa mẹ

Tùy vào từng môi trường khác nhau mà sữa sẽ có thời gian bảo quản khác nhau. 

Sữa mẹ sau khi vắt xong thì có thể trữ trong nhiệt độ phòng (26 – 28ºC) khoảng 6 giờ. Nhưng theo các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; điển hình với nhiệt độ phòng trên 26 độ là dưới 1 giờ. Nguyên nhân là do nhiệt độ phòng ở mỗi nơi không chuẩn, nhiệt độ cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng cần phải linh hoạt. 

Đối với sữa bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể tham khảo thời gian như sau:

  • Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 tiếng, tốt nhất là 1 ngày.
  • Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh 1 cửa): tối đa 2 tuần.
  • Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 3 tháng.
  • Tủ đông lạnh chuyên dụng: là phương pháp giúp bảo quản sữa trong thời gian dài nhất, lên tới 12 tháng. Tuy nhiên thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 6 tháng.
Cách trữ sữa mẹ đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho con 3Thời gian trữ sữa sẽ khác nhau tùy thuộc vào không gian lưu trữ

Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ đúng cách bằng cách cho vào trong tủ lạnh càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng của sữa.

Cách hâm nóng, rã đông sữa sau khi trữ

Nếu bạn trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì chỉ cần ngâm nước ấm để cho bé bú. Sữa để tủ lạnh lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm xong bạn nhớ lắc nhẹ để lớp béo hòa tan hoàn toàn trước khi cho bé bú.

Đối với sữa bảo quản trong túi đã được cấp đông, bạn cần chuyển xuống ngăn mát để rã đông từ từ. Khi sữa tan, bạn có thể cho lượng sữa ra bình rồi hâm sữa mẹ ở 40 độ C trước khi cho bé bú.

Trong việc rã đông sữa mẹ, bạn cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì lò có thể làm hủy hoại các chất kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn.
  • Sữa mẹ đông lạnh thường có mùi khi rã đông, tuy nhiên vẫn đảm bảo dưỡng chất và kháng thể như bình thường.
  • Sữa đã rã đông không bú hết thì phải bỏ đi, không được dùng lại hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt. 
  • Không lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa mẹ sẽ làm mất tính năng tự nhiên của một số phân tử kháng thể.

Hy vọng với một số chia sẻ về cách trữ sữa mẹ đúng cách và cách rã đông sữa mẹ, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích trong việc nuôi bé trong giai đoạn đầu mới sinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách kích sữa mẹ tại trang web nhà thuốc Vifa.

Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *